wap doc truyen sex online trên di động.
quay lén em 95 phang nhau trong nhà nghỉ với bạn trai price:0,7$

Xinh9XX.SEXTGEM.COM
chào mừng bạn đã đến với wapsite dành cho điện thoạixinh9x.wapsite.mechúc các bạn online vui vẻ ! !
03:17 | 26/12/24
price:0,7$
quay lén clip nư sinh câp3 trong nhà vệ sinh với bạn trai(price:0,7$)
truyen sex
tải tại đây
hoàng thùy linh tiếp tục tung clip lên mạng hot

Tải Video Này

Lượt xem: 199,406
Dung lượng:1283 KB
Thời gian:2p 47price:0,7$
truyen sex hay năm 2014truyen sex
watch sexy videos at nza-vids!
Hồ Quý Ly
Dân Thăng Long nhốn nháo.
Ở chợ Cầu Đông, hôm nay có rất nhiều tin đồn. Nào là nhà vua đã bỏ chạy, để ngỏ kinh thành Thăng Long. Nào là quân Chế Bồng Nga rất đông, thuyền của chúng trên sông Hoàng Giang đậu san sát như lá tre. Chúng đốt trụi các làng mạc ven sông, nơi chúng đi qua. Đàn bà chúng hiếp, người đẹp chúng bắt. Đàn ông bắt được, chúng trói giật cánh khuỷu, đóng nõ tre vào đít xuyên tới ruột. Chúng rêu rao chỉ vài ngày nữa sẽ làm cỏ Thăng Long.
Đang lúc chợ đông, một chú lính sách nhiễu người bán hàng, gây nên giằng co đánh đập. Bỗng một người đàn ông cao lớn vạm vỡ, cướp con dao hàng thịt, chém xả mấy nhát làm tên lính sách nhiễu chết tươi. Anh ta cầm con dao vấy máu, bên xác chết, kêu gọi mọi người:
- Tôi là quân của đức ông Phạm Sư Ôn. Đức ông xưa kia tu hành theo đức Phật. lại giỏi pháp thuật. chữa bệnh cứu người. Nay thấy vua tôi nhà Trần ươn hèn, thối nát, đức ông Phạm Sư Ôn đã dấy binh, tập họp người nghèo khổ lưu tán thành đội quân bồ tát chống lại triều đình. Người đói khát bị ức hiếp đi theo đức ông có tới hàng vạn. Đội quân bồ tát đang kéo về Thăng Long, xin nhân dân hãy hưởng ứng. Đức ông sẽ cầm quân đi đánh giặc Chiêm Thành, bảo vệ non sông, đồng thời quét sạch bọn tham quan ô lại, bọn sâu mọt.
Cả chợ ồn ào náo nhiệt hẳn lên. Nhất là khi bọn lính triều đình chừng vài chục tên dao kiếm trên tay hùng hổ chạy vào chợ, miệng hét to “Bắt lấy lũ giặc cỏ?” Xung đột xảy ra. Kẻ chạy. người bắt. Tiếng hò hét vang trời. Lập tức chợ vỡ. Ai nấy đều mất mật. chạy nhanh khỏi đám hỗn loạn. Bọn lưu manh cũng nhân cơ hội đục nước béo cò, giở trò cướp bóc. Tiếng la hét, tiếng kêu cứu tiếng khóc than, tiếng đuổi bắt, tiếng đao kiếm vang lên thấu trời...
Vậy là quân Chiêm Thành chưa ló mặt, nhưng quân của Phạm Sư Ôn chắc chắn đang sắp về đến kinh sư.
Người ta hỏi nhau: Phạm Sư Ôn là ai?
Câu trả lời ngắn gọn của người dân nói với nhau:
- Phạm Sư Ôn là một nhà sư. Ông ta là một bồ tát nóng nảy. Thấy con đường giải thoát cho dân bằng đạo từ bi quá lâu dài, ông ta đã sốt ruột, bỏ chùa, kêu gọi nô tì cực khổ nổi dậy, tìm con đường giải thoát ở ngay cõi trầm luân và phương tiện chính bằng đao kiếm. Thời nhà Trần, sau khi tháng quân Nguyên, vua Trần bỏ lên núi Yên Tử đi tu, thành lập phái thiền Trúc lâm Yên Tử trứ danh của Đại Việt. Được triều đình ủng hộ, từ đó Phật giáo cực thịnh ở nước ta. Nhưng giáo lý nhà Phật nói: sinh trụ dị diệt là quy luật của sự sự vật vật. Đạo Phật cũng không thoát khỏi quy luật đó. Đạo Phật Đại Việt cực thịnh ở thời Trần Nhân Tôn. Lúc đó đất nước có hàng vạn ngôi chùa. Ruộng nhà chùa cũng làm. Riêng chùa Quỳnh Lâm đã có tới năm ngàn mẫu ruộng. Số tăng ni lúc đó ước tính lên tới ba chục vạn, đó là chưa kể tới số tam bảo nô, những người nô tì núp bóng từ bi. Có thể nói số cư dân của nhà chùa lên tới hàng triệu. Nhà chùa là một thế lực đang lên, người đời ai cũng muốn ngả theo, để kiếm chút đặc quyền đặc lợi. Khi Chiêm Thành liên tục đánh phá Đại Việt. người dân càng đua nhau cắt tóc đi tu. Trai tráng đi tu sẽ tránh được việc bắt lính. Thái sư Quý Ly thấy cái tệ đó. bèn ra chính sách thày chùa còn trẻ dù đã cắt tóc cũng phải xung vào lính. Hồi lại thêm chính sách hạn nô hạn điền; chùa to nhất được liệt vào hàng đại danh lam cũng chỉ được phép giữ mười mẫu ruộng, và chỉ được phép có một số tam bảo nô nhất định.
***
Phạm Sư Ôn là con hoang. Một người đàn bà nô tì lỡ làng nào đó đã đem một đưa trẻ đỏ hỏn đặt ở tam quan một ngôi chùa làng. Sư trụ trì, pháp hiệu Vô Trụ thương cái sinh vật côi cút, hẩm hiu ấy liền đem về chùa nuôi.
Cậu bé được trời phú cho một sức sống phi thường. Chùa nghèo, đói khát, bữa ăn chỉ có sắn khoai. lại không có bàn tay đàn bà chăm chút cậu sống như cỏ dại, nhưng lại lớn nhanh như thổi. Lớn lên, thân xác và sức mạnh của cậu đều gấp bội người thường.
Lúc còn nhỏ cậu được giao cho một cành roi tre, suốt ngày chỉ làm công việc đuổi lũ chim sáo, chim quạ. Lũ chim biết nhà chùa không hại chúng, nên thường kéo đến từng đàn từng lũ, phá hoại ruộng đậu. ruộng ngô quanh chùa. Các chú tiểu lớp trước thường không bao giờ động đến dù cái móng chân chim; được thể lũ chim càng làm dữ, nhất là lũ quạ. Đuổi đầu này, chúng lại bay sang đầu kia. Thành thử, làm việc đuổi quạ của chùa rất mệt nhọc. Phải luôn tay, luôn chân chạy từ ruộng này sang ruộng khác.
Lúc đầu, chú tiểu thường bị ông quản nô phạt nhịn ăn khi chim phá quá đỗi. Chú hận lũ chim lắm. Cho đến khi, lũ quạ xâm hại đến một cô bé vẫn được chú che chở, thì Sư Ôn không chịu được nữa. Lũ mục đồng cũng hùa vào:
- Lũ chim có thương mình đâu. Sao chú tiểu lại thương lũ chim?
Lũ mục đồng bèn dạy chú cách phá tổ chim và làm bẫy thòng lọng. Chỉ một buổi bắt được hơn chục con quạ. Thịt quạ hôi, trẻ mục đồng không thèm ăn. Chúng bèn thui vàng bầy quạ. Môi thửa ruộng dùng que cắm một con. Ngửi thấy mùi thịt quạ thui, trông thấy những con chim bị nướng vàng cắm trên cọc tre, bọn chim sợ chết khiếp, một thời gian dài không dám bén mảng đến quanh chùa.
Sư Vô Trụ đột nhiên không thấy bóng lũ chim tíu tít trên mấy cây đa trước cửa chùa lúc chiều về. Ông ngạc nhiên tự hỏi:
- Một sự lạ. Bất cứ ngôi chùa làng nào cũng là nơi trú ngụ của lũ chim. Riêng ở chùa này sao lại vắng tiếng chim hót?
Sư cụ lặng lẽ tìm hiểu, một buổi trưa bắt gặp chú tiểu đuổi chim đang nằm ngủ lăn lóc dưới một gốc cây.
Gọi dậy, mới nhận ra cậu bé bị bỏ rơi ở tam quan năm xưa. Chú tiểu có thân hình rắn chắc và đôi mắt sáng quắc một cách kỳ lạ. Sư Vô Trụ hỏi chú bé:
- Con đuổi chim giỏi thế nào mà chùa làng ta không có một bóng chim?
- Bạch sư cụ, con đâu có giỏi. Chính lũ mục đồng đã dạy con cách đuổi chim.
- Đuổi thế nào?
- Chúng nó bảo: Của bụt mất một đền mười. Lũ chim phá ruộng chùa, tức là phá tam bảo, nên phải trừng trị. Chim quạ là chim ác. Bọn mục đồng dạy con cách bẫy quạ. Bẫy một hôm lũ chim chưa sợ vẫn lăn xả vào Bẫy mười hôm. quạ đến thưa thớt dần. Bẫy một tuần tràng thì không còn con nào dám bén mảng. Người ác phải đoạ địa ngục. Chim ác cũng phải bị trừng phạt.
Sư Vô Trụ thìn cậu bé hoang dại với đôi mắt sáng quắc chợt thở dài. Sư thấy mình như có lỗi, bèn chú ý chăm sóc đến cậu bé. Sau đó. sư cụ nghĩ: sở dĩ cậu bé hoang dại vì đi lại với lũ trẻ mục đồng. Cụ liền chuyển cho chú tiểu làm việc khác. Công việc của chú tiểu bây giờ là quét dọn và đánh chuông. Những lúc rảnh rỗi, sư dạy chú học.
Sư Vô Trụ ngạc nhiên theo dõi cái thân thể cường tráng của chú tiểu Sư Ôn cứ đùng đùng lớn lên như thổi. Cậu bé nói rất to, làm rất khỏe, ngủ rất say, đi đứng cứ phăm phăm và đặc biệt ăn rất nhiều, hầu như chẳng bao giờ biết no. Nói tóm lại, ở trong thân xác của chú đang cuồn cuộn chảy một dòng nhựa đầy ứ, dư thừa đến mức muốn bung ra. Sư cụ thoáng cảm thấy lo lắng. Để dìm nén cái sức sống quá dư thừa đang bừng bừng toả ra từ cái thân thể hộ pháp và đôi mắt sáng quác của cậu, sư Vô Trụ bắt cậu bé suốt ngày dùi mài kinh kệ. Nhưng kinh sách hình như cũng không đủ sức chế ngự, sư cụ bèn bắt Phạm Sư Ôn phải quần quật cày bừa, làm ruộng. Nhưng có lẽ lao động cật lực cũng không đủ sức kìm nén và giải toả. Sư cụ có bận đứng ở tam quan chùa nghe tiếng cười ha hả của chú tiểu, lúc này đã thành người lớn, ông thở dài và tư lự. Cuối cùng sư Vô Trụ nghĩ ra một cách, gửi Phạm Sư Ôn cho một vị Thiền sư có võ công rất cao siêu. Người sư trẻ thông minh ấy liền lao vào nghề võ, và học rất say sưa. Nhà sư trẻ đã gặp đúng cái nghiệp của mình. Phạm Sư Ôn là một tài năng võ học. Chú miệt mài luyện tập sau những giờ học kinh kệ. Và quả nhiên đôi mắt của cậu bớt sáng đi thật. Hoá ra, chỉ có võ học mới giải toả được cho người trai trẻ ấy. Có lẽ đến lúc đó, sư Vô Trụ mới thở phào nhẹ nhõm, vì đã có thể kéo chàng trai trẻ, con đẻ của vật dục đam mê mù quáng, đi vào chánh đạo. Năm Phạm Sư Ôn hai mươi tuổi, Phật hội tổ chức một giới đàn lớn, cả vùng có tới trăm tăng sĩ ở các chùa đến xin được thọ giới cụ túc. Mười vị cao tăng đạo cao đức trọng của thiền phái Trúc lâm ở trong hội đồng truyền giới, lại có rất đông các vị tì kheo ở nhiều nơi đến tham dự, góp sức hộ niệm cho sự thành tựu cho các vị tì kheo mới. Phạm Sư Ôn cũng được thọ giới kỳ này. Sư Vô Trụ đặt pháp danh cho là Thiên Nhiên tăng. Vị tăng được tự nhiên sinh ra hay vị tăng có nhiều tính chất tự nhiên; âu cũng là một lời nhắc nhở. Qua ba mùa an cư kết hạ. sư Thiên Nhiên đã am hiểu phần nào giáo lý.
***
Tên là Thiên Nhiên táng nên số phận của nhà sư cũng phải do tự nhiên bày đạt. Đôi mắt sáng quắc của người thầy chùa dưới bóng từ bi tuy có dịu đi, nhưng nó vẫn phải đi theo cái nghiệp riêng mà nhà sư phải gánh chịu...
Dạo ấy, có một cô gái ở làng bên, hàng ngày vẫn đến cắt cỏ quanh chùa. Cô ta có giọng hát hay, suốt ngày cô gái cứ véo von ngoài đồng. Dĩ nhiên, tiếng hát ấy phải lọt vào ngôi chùa vắng. Tiếng mõ cầu kinh, tiếng chuông chùa từ bi ru ngủ cũng không đánh ắt được tiếng hát tươi trẻ ấy. Nó đến để đánh thức, để gọi mời cái tự nhiên trong lòng anh thầy chùa trẻ măng thức giấc.
Cố cưỡng lại, cố bịt tai với tiếng véo von, nhưng rồi một đêm, như bị ma ám, anh thầy chùa đã vượt tường rào, trốn chùa ra đồng. Anh như bị mê hoặc, anh trông thấy dưới ánh trăng mơ hồ một bàn tay trắng ngà vẫy gọi, anh đi theo tiếng véo von và đến bên hồ thiên nhiên, cạnh một căn lều vịt. Cô nô tì rách rưới nhưng trắng ngút ngát đã đứng sẵn ở đấy như để chờ anh. Cứ như thể hai người đã quen nhau từ kiếp nảo kiếp nào. Người thầy chùa lặng lẽ ngồi xuống cạnh cô gái. Sao mãi bây giờ anh mới đến? Giọng cô gái nghe như tiếng chim hót.
Người thầy chùa ngơ ngác:
- Cô bảo làm sao?
- Em gọi anh đã gần hết một tuần trăng. Gọi từ lúc trăng khuyết, qua lúc trăng tàn, và đến nay lại khuyết...
- Cô gọi tôi ư?
Anh thầy chùa càng trở nên ngơ ngác vụng về...
- Anh còn nhớ không... Cái hôm lễ hội phóng sinh em lên chùa, em mang theo cái lồng chim sáo. Bên trên em phủ chiếc khăn vuông, bốn góc có những quả đào. Em nhìn thấy thầy em chạy đến và giao chiếc lồng cho thầy. Em mở cửa lồng và bảo con chim: “Ra đi! Ra đi! Phóng sinh rồi đấy! Sổ lồng rồi, hãy khéo mà bay đi”. Con sáo chui ra khỏi lồng, đậu trên bàn tay em, có lẽ nó bị nhốt lâu quá nên quên mất cả bay. Thầy giơ tay ra định nắm lấy con sáo. Em cũng giơ tay ra và nắm chặt cổ tay thầy. Em cười. Thế là con chim bay vù lên trời. Lúc đó, thầy thẹn, mặt đỏ bừng bừng. Còn em thì cười giòn tan. Thế nào? Thầy đã nhớ hay thầy vẫn quên... Và còn chuyện ngày xửa ngày xưa nữa...
- Ngày xửa ngày xưa ư?... - óc anh thầy chùa chợt lóe sáng - Có phải em Sáo đó không?
- Vâng em là con Sáo đây
Cô bé mục đồng bé tí xíu ngày xưa, đã khóc cả buổi vì lũ quạ nay đã lớn thế này ư? Cái quá khứ thời bắt quạ bỗng vụt hiện về...
Chắc chắn Thiên Nhiên tăng đã nhớ rồi. Và anh cũng chợt hiểu vì sao cô gái lại cắt cỏ quanh chùa, lại véo von hát cho đến nẫu nà cả lòng anh. Và cũng đột nhiên cái màng mờ đục của sự cố gắng cưỡng chế lòng mình chợt vén tỏ, người thầy chùa trai trẻ cũng hiểu tại sao mình lại trèo tường đến đây. Cô gái ngẩng nhìn anh, ánh trăng hạ tuần đùng đục đọng trong mắt cô sóng sánh...
Cô lúng liếng hỏi:
- Hôm nay, con Sáo nhất định sổ lồng rồi nhé.
Anh mỉm cười không trả lời. Cô lại tiếp:
- Tên anh là gì?
- Thiên Nhiên! Sư cụ dặt tên cho đấy.
- Cái tên hay nhỉ - Cô gái cười chẳng hiểu vì sao.
- thuở nhỏ hầu như anh không có tên. Tên là Phạm Sư Ôn nhưng chẳng ai còn nhớ. Lúc đó, ở nhà chùa các sư gọi anh là chú tiểu. Cả bọn mục đồng cũng gọi anh là chú tiểu. Cứ như chú tiểu là tên của anh.
Đêm hôm ấy, anh mới thực sự hiểu cái nghĩa của hai chữ Thiên Nhiên. Cô nô tì đã hé lộ cho anh thấy gương mặt của Thiên Nhiên, cái kỳ lạ của Thiên Nhiên, cái bay bổng mê hồn của Thiên Nhiên.
Trong lều cỏ, một toà thiên nhiên ngọc ngà đã cho phép chân anh lạc bước. Anh đã ân ái với cô thâu đêm. Con ngựa hoang đã gặp lại đồng cỏ và nó đã sổng cương chẳng chịu quay về chuồng xưa. Suốt một tháng ròng, đêm nào Thiên Nhiên tăng cũng trốn chùa, xăm xăm bước tới bờ đầm Thiên Nhiên. Suốt một tháng ròng, đôi trai gái đã quên hết đất trời.
Thiên Nhiên tăng bỗng gầy xọp đi làm sư Vô Trụ ngạc nhiên. Ông sư già nhìn vào mắt anh và chợt rùng mình. Đôi mắt đam mê trên gương mặt gầy guộc, nằm trong đôi hố mắt sâu trung, như có ánh lửa.
Đêm hôm ấy, toạ thiền xong, sư cụ xuống buồng Thiên Nhiên tăng, thấy không có người, ông ngồi đợi, đến quá nửa đêm, gã thầy chùa len lén bước, như con hồ ly đi ăn đêm còn sũng hơi sương, quay trở về hang ổ.
Thấy sư phụ ngồi trên giường, gã thầy chùa giật mình đứng sững như trời trồng, rồi vội quỳ xuống trước mặt thầy. Sư Vô Trụ vẫn nhắm mắt lần tràng hạt một hồi lâu rồi mới mở mắt ra. Cụ bảo:
- Ta đã cố gắng hết sức giúp con, nhưng duyên nghiệp của con với ta chỉ có chừng ấy thôi. Nghiệp chướng Nghiệp chướng? - Sư cụ thờ dài - Con còn nặng nợ trần gian. Thôi! Ta cho phép con hoàn tục. Hãy đi đi và đi thật xa!
Cuối cùng, sư cụ nhắm mắt lại và bảo:
Ta biết sau này con sẽ làm những điều trái với người thường. Nhưng dù làm gì, ta cũng khuyên con nên nhớ tới những điều răn dạy của đức Phật. Từ nay, con cũng nên quên đi trong lòng, không nhắc đến ngôi chùa này nữa, không nhắc đến tên ta làm gì nữa...
Thiên Nhiên tăng bỗng khóc nức nở. Lần đầu tiên gã thầy chùa hộ pháp đó khóc, và cũng lần cuối cùng anh ta khóc. Anh nhìn người thầy, người cha của mình đang lặng lẽ lần tràng hạt. Nước mắt dàn dụa, người thầy chùa hoang dại đó quỳ xuống lạy sư cụ Vô Trụ ba lạy.
***
Ít lâu sau, Sư Ôn rời khỏi chùa làng, chàng thầy chùa hoàn tục đi tìm cô nô tì bên bờ đầm thiên nhiên. Anh đi tìm tiếng hót của riêng mình. Nhưng, không hiểu vì lẽ gì, đột nhiên cô gái biến mất. Cô nô tì bỏ trốn. Lãnh chúa Trần Tùng cũng đang sai người đi tầm nã nhưng không thấy. Phạm Sư Ôn đi khắp vùng tìm, song vẫn bặt vô âm tín người yêu.
Cuối cùng, anh chán nản bỏ đi, bỏ ngôi chùa làng, bỏ cụ sư già, bỏ cả vùng đất đã mang đến cho anh niềm hạnh phúc đầu tiên. Anh trở thành một kẻ lang thang, bước chân lưu dấu khắp nơi. Lúc thì làm nghề đốt than xứ Lạng, lúc thì làm thuê cho một trang chủ quý tộc ở Lục đầu giang, lúc thì xuống Hồng Châu làm nghề chài lưới. Thời đó, những kẻ lang thang lưu tán rất đông. Họ từng đoàn kéo nhau đi làm thuê hết vùng này qua vùng khác. Đó là những nô tì trốn chủ, những nông dân nghèo khổ không ruộng đất. Từ thời vua Trần Minh Tôn đã có hiện tượng ấy.
Vua Minh Tôn nhân từ, không nỡ trói buộc dân nên không bắt tội những kẻ lang thang. Từ đó, thành cái lệ, việc quản lý những kẻ lang thang trở thành lỏng lẻo. Nhất là thời Nghệ Tôn. do loạn lạc, đói kém, do chế độ hạn điền hạn nô của thái sư Quý Ly, số người du đãng càng ngày càng gia tăng.
Thiên Nhiên tăng tinh thông võ nghệ, đã mạnh khỏe lại có học, nên đã tập hợp được những kẻ lang thang đó lại không phải để trở nên một đám cướp tầm thường, mà trở thành một đạo quân nổi loạn, với mưu đồ táo bạo: lật đổ vương triều nhà Trần thối nát.
Có lẽ vị sư già Vô Trụ đã tiên đoán được cái tương lai khủng khiếp của con người nổi loạn hoang dã ấy. Sư cụ đã dùng giáo lý đại từ đại bi của nhà Phật để dìm nén những đam mê cháy bỏng trong con ngựa hoang, thậm chí dùng cả những biện pháp ngoại giáo như võ thuật. Lúc đầu có kết quả, nhưng về sau lại thổi bùng thêm thứ men say bạo lực, nó như giống cỏ dại, gặp đất màu là nẩy mầm ào ạt, không ngăn nổi. Sư già làm sao quên nổi ánh lửa cháy bừng bừng trong đôi mắt xếch trên khuôn mặt đam mê, ở lần gặp gỡ cuối cùng với người học trò. ánh mắt hoang dại như muốn thiêu trụi tất cả trên con đường đi tìm hạnh phúc; ánh mắt ấy như muốn nói: “Tôi sẽ đi đến tận cùng. nếu cần sẽ thiêu trụi cả thế gian và thiêu trụi cả tôi”. Chính vì vậy, sư Vô Trụ mới đuổi Sư Ôn đi và bắt thề không được nói tới gốc gác của mình. Phải chăng vị sư già đã nhìn thấy trước những thây người và những đám cháy lớn trong đôi mắt học trò. Khi Sư Ôn rời khỏi chùa, sư cụ cũng bỏ chùa làng đi du phương rồi dừng chân ở ẩn tại một ngôi chùa hẻo lánh trên núi.
Nơi Thiên Nhiên tăng nổi dậy đầu tiên là lộ Quốc Oai. Nơi ông phá trụi đầu tiên là trang trại của nhà quý tộc Trần Tùng, một trang chủ dâm ác, đã làm cô nô tì véo von như con sáo của ông phải trốn chạy biệt xứ. Ông không giết mà chỉ cắt toàn bộ của quý của tên quý tộc dâm ác. Cách trả thù kỳ quặc ấy làm những chiến binh nổi loạn thích thú cười lên ha hả. Sau đó ông diệt sạch bộ máy cai trị mà hầu hết nằm trong tay họ hàng dây mơ rễ má của Trần Tùng. Quan lại chạy re. Quân lính triều đình tan rã, kẻ đầu hàng xin theo quân nổi dậy, kẻ chạy trốn về quê.
Tiến thêm bước mới, Thiên Nhiên tăng xưng vương. thành lập riêng một triều đình. Ông phong cho Nguyễn Tống Mại người kẻ Sở và Nguyễn Khả Hành người làng Lôi Xá bên Tây Hồ làm quan hành khiển, cùng nhau đêm ngày ngồi trong trướng gấm bàn việc quân cơ.
Một hôm, có chàng nho sinh đến xin gặp, lính gác đuổi thế nào cũng không chịu đi. Sau đó nho sinh lấy ra một chiếc khăn vuông mà bốn góc có bốn quả đào tết bằng chỉ màu và nói:
- Xin thầy vào bẩm với đại vương, đây là chiếc khăn phủ lồng con sáo hôm ngày hội phóng sinh của người đàn bà chăn vịt bên đầm Thiên Nhiên khi xưa... Hỏi đại vương còn nhớ hay đã quên?
Người lính gác vào bẩm với Sư Ôn. Phạm Sư Ôn cầm chiếc khăn có bốn quả đào, vội đứng phắt ngay dậy:
- Gã học trò ấy đâu? Cho vào đây ngay.
Anh học trò gầy gò, mặt mũi khôi ngô, có đôi mắt sáng, lễ phép nói:
- Tiểu nhân xin kính chúc đại vương những điều tốt lành.
Phạm Sư Ôn chăm chú nhìn chàng trai có gương mạt phảng phất quen thuộc ấy, vội vàng hỏi:
- Người đàn bà có tấm khăn vuông này bây giờ ở đâu?
- Bẩm đại vương, bà ta đã chết rồi.
Ông thầy chùa nổi loạn bồng trĩu buồn:
- Chết từ hồi nào?
- Bẩm, đã lâu. Bà bị ức hiếp, lưu lạc khắp nơi, vì vất vả làm lũ quá nên mắc bạo bệnh, chẳng mấy chốc qua đời
- Nhà ngươi với bà ta họ hàng thế nào?
Bẩm, tiểu nhân là cháu gọi bà bằng cô. Trước khi qua đời, bà dặn tiểu nhân bằng mọi cách đưa chiếc khăn này tới tay đại vương.
- Bà ấy có nói gì không?
- Bà ấy chỉ dặn tiểu nhân nói với đại vương câu này: “Con sáo đã sổ lồng, nhưng con sáo phải khôn ngoan, đừng bao giờ để sa vào bẫy nữa...”
- Đến lúc chết bà ấy còn nghĩ tới ta.
Phạm Sư Ôn thở dài. Ông đăm đăm nhìn chàng trai, cứ thấy ngờ ngợ: “Cậu trai này sao giống cô ta đến thế”.
Ông tướng nổi loạn đột nhiên có cảm tình đặc biệt với chàng học trò. Ông hỏi han nhiều chuyện, thấy anh ta trả lời sắc sảo. Hỏi về việc quân cơ, anh ta đối đáp cũng rất đặc biệt:
- Thưa đại vương, hiện nay quân của ngài đã đông lắm, nghe đồn lên tới vài vạn, nhưng hết thảy đều là nông dân chưa tập luyện. Tiểu nhân nghĩ, việc cấp bách bây giờ phải nhanh chóng phân chia họ thành đội ngũ, rèn luyện cho chóng biết nghề trận mạc, nhất là phải rèn cho họ vào quy củ, kỷ luật. Họ từ bé chỉ quen du đãng, tự do...
Phạm Sư Ôn lấy làm hào hứng:
Ta đã chia quân thành ba đội, đặt tên là: Thần Kỳ, Dũng Đấu, Vô Hạn. Đội Thần Kỳ nòng cốt gồm ba mươi dũng sĩ Nộn Châu, với ba mươi người đã đánh tan gần ba trăm quân triều đình, làm chúng hoảng kinh, chạy như lũ vịt. Đội Dũng Đấu mới đầu tiên chỉ là các tay thợ săn ở đạo Đà giang tụ hội lại. Họ mắc tội giết bọn tham quan, ác bá nên phải trốn lên rừng; họ thề thà sống với ác thú còn hơn phải sống nhục nhã dưới ách bọn quan lại độc ác như sói lang và tham như chó. Còn đội Vô Hạn gồm những tay thuỷ khấu ở Châu Hồng, và những nô tì trốn chủ sống dọc ngang trên biển hoặc trong những đầm lầy lau lách...
Sư Ôn chuyện trò với Phạm Sinh càng lúc càng hùng hồn, cứ như thể chàng đã là một người thân tín. Nhìn Phạm. Ông đột nhiên nhận xét:
- Tại sao vẻ mặt của cháu lúc nào cũng buồn buồn?
- Tính nết cháu vẫn thế... Vả lại, cháu cứ nghĩ đến ngày mai...
Ông thầy chùa nổi loạn phá lên cười:
- Tại sao lại phải nghĩ ngợi xa đến như thế? Ngày hôm nay, trước mắt đã phải bù đầu với bao nhiêu việc. Chỉ nghĩ đến hôm nay đã chẳng quá mệt rồi sao? Đúng, cháu là kẻ học trò mặt trắng. Riêng ta, dù ngày mai phải chết, ta cũng không lo nghĩ. Còn hôm nay, ta vẫn thấy vui, ta vẫn cười to... ừ... Ta thật khác cháu. Nhưng tại sao nhỉ? Tại sao ta vẫn thấy yêu thích cháu? Tại sao ta cứ thấy gần gũi với cháu?
Phạm Sinh cười theo:
- Có lẽ vì cháu là người thân của cô cháu. Và bây giờ, cháu đã biết cô cháu là người thân nhất của bác. Cô cháu đã chết, chắc vì thế nên bác thương cháu. Hơn nữa, riêng cháu cũng thấy quý trọng bác.
- Đúng như vậy!
Phạm Sư Ôn vụng về dùng hai bàn tay to lớn nắm chặt lấy đôi vai gầy của chàng trai và lắc mạnh. Câu chuyện dần dần chuyển đến chỗ tình cảm gắn bó. Phạm Sinh lúc này mới thổ lộ hết lòng mình:
- Cháu rất kính phục bác... nhưng cháu rất lo lắng. Ở nước Đại Việt ta, bác đã thấy triều đại nào được dựng lên từ một cuộc nổi loạn? Ví dụ như Lý Công Uẩn dựng nêu nhà Lý, bản thân ông ta vốn là đại thần của Lê Đại Hành. Rồi nhà Trần cướp ngôi nhà Lý do tay Trần Thừa và Trần Thủ Độ, các ông này cũng giữ chức cao trong triều đại cũ. Còn như cuộc nổi dậy của bác chúng ta chỉ là những người dân cầy bất đắc chí. Bác nghĩ xem... tạo dựng một triều đình khó khăn lắm chứ... đâu chỉ đơn giản công việc của một dội quân chỉ biết chém giết... Đó là công việc của các bậc đại trí... Phải có hàng trăm kẻ sĩ tâm huyết phò tá... Phải có những viên tướng văn võ toàn tài... Điều quan trọng nhất: phải được người dân nơi nơi ủng hộ... Bậc minh quân thì đường đi nước bước phải chánh đạo, nhìn xa trông rộng... Ôi! Thật vô cùng khó khăn?
- Bác cũng biết... nhưng bác nghĩ việc khó nhất là phải dám làm. Khó khăn cũng phải làm. Cứ làm rồi khắc có lối ra. Chẳng lẽ vì quá khó khăn, nên cháu khuyên bác phải về với triều đình? Nhà Trần là ai? Xưa kia, đích thực họ anh hùng; còn bây giờ, toàn bộ bọn chúng chỉ là lũ sâu mọt, ức hiếp dân. Hồ Quý Ly là ai? Ông ta mưu mô xảo quyệt; rặt làm những chuyện phiền hà. Hay là cháu thấy khó khăn. khuyên bác giải tán quân sĩ, rồi lẩn về với núi rừng...
Phạm Sinh mơ màng:
- Nếu có đủ chí nằm gai nếm mật, nếu có đủ tướng sĩ tài giỏi, nếu có đủ tầm mắt nhìn xa trông rộng... ta sẽ chia quân ra từng đạo nhỏ, lẫn về núi rừng, lẫn vào hang cùng ngỏ hẻm, rồi cứu khốn phò nguy cho dân, để nhân dân khắp nơi cùng ta hưởng ứng... từ nhỏ bé ta lớn dần lên, rồi tất cả đùng đùng nổi dậy. Như thế, núi cao nào ngăn nổi bước ta đi, con sông hung dữ nào chặn được chân ta tiến, việc lớn nào ta làm chẳng xong... Nhưng chuyện ấy thật khó trừ phi một đạo quân Phật...
- Thì thế!Chính quân của ta là đạo quân bồ tát. Bác đã theo đúng ngũ giới nhà Phật để đề ra kỷ luật. Quân sĩ không được cướp bóc của dân. Chỉ được cướp của nhà giầu chia cho người nghèo. Quân sĩ không được giết người bừa bãi, chỉ được giết quan quân và bọn ác bá. Quân sĩ cấm tuyệt hiếp đáp đàn bà con trẻ, ai trái lệnh chém đầu làm gương...
Phạm Sinh nhìn đôi mắt đầy hào khí của Sư Ôn, lòng vui buồn lẫn lộn. Chàng trai thầm nghĩ: “Bọn vương hầu nhà Trần quả thật không xứng đáng, lúc nào họ cũng chỉ khoe khoang công lao đã qua của tổ tiên để làm bức màn che đậy cho việc vơ vét đầy túi tham. Quý Ly cũng chang xứng đáng, bởi vì đó là con người tấm lòng quá ư cứng rắn. Ông ta chỉ nhăm nhăm nhìn cái đích mà quên mất sự uyển chuyển của những bước chân đi. Còn Phạm Sư Ôn thì sao? Đại vương vốn mộc mạc nhưng có khí phách của một anh hùng. Thật đáng thương thay Song... biết làm sao được! Trần gian này là mớ bòng bong, cùng với bao nhiêu thế lực. Người ta vật lộn cắn xé nhau mãi mãi; phải chờ cho đến lúc hội đủ nhân duyên, thì sự thái hoà thịnh trị mới có cơ hội quay về. Chúng ta chỉ như những mầm mống nhỏ nhoi trong tay con tạo. Cưỡng lại ư? Vật lộn cuồng điên ư? Không? Chẳng thể nào được? Hạt mầm sinh ra từ cây cổ thụ. Gặp duyên mầm sẽ bừng xanh, để rồi cuối cùng đi tới úa vàng, nhưng lại thay thế bằng một mầm mới. Một trận gió sẽ cuốn mầm đi. Có thể mầm sẽ bay đến vùng đất mầu mỡ mới và sẽ tái sinh. Nhưng cũng có thể mầm bị rơi vào một hốc đá tối tăm nghèo kiệt, để rồi èo một tan rữa ra ở đấy... Biết làm sao được? Thôi thì hãy phó mặc cho con tạo xoay vần... Sư cụ đã chẳng dạy ta tất cả chung quy chỉ có một chữ duyên...
- Con nghĩ ngợi gì thế? Thử nói ta xem. Trước mắt chúng ta nên làm gỉ? Bằng cách nào để thế lực của chúng ta ngày càng thêm lớn mạnh? Không thể chia nhỏ quân ra thành từng đội để nằm gai nếm mật như con vừa nói. Ta đâu có thể chờ được. Muôn dân lầm than cũng đâu có thể chờ đợi được.
Phạm Sinh gật đầu:
- Thực ra, làm việc lớn cần phải lâu dài. Việc càng chóng thành công càng dễ tan vỡ nhanh. Nhưng thực đúng, trong thời buổi này, muôn dân không thể chờ đợi được. Đói rách và lầm than ở khắp nơi. Tuy nhiên, thực ra, vẫn còn một cách nữa.
- Cách đó ra sao?
- Hiện nay vua tôi nhà Trần đương dồn hết sức lực để chống giữ quân Chiêm Thành. Đại quân của Chế Bồng Nga đương ở Hoàng Giang, cửa ngõ phía nam Thăng Long. Bao nhiêu quân tinh nhuệ. Quý Ly đều dồn hết xuống vùng châu thổ. Rồi lại phải chia quân cho Đặng Tất lên đề phòng biên giới phía Bắc. Binh lính ở các trấn lộ rất mỏng, chỉ đủ sức chống đỡ với những toán cướp nhỏ. Còn Thăng Long thì sao? Có thể nói lúc này kinh đô bị bỏ ngỏ.
- Cháu nói rất đúng. Thăng Long bỏ ngỏ. Ta sẽ nhân cơ hội này chiếm lấy kinh sư.
- Bẩm đại vương, cơ hội hiếm có? Nhưng chúng ta không thể coi thường thái sư Quý Ly. Ông ta là con người mưu lược. Vì vậy, đánh chiếm thì được, nhưng ta không thể tham lam để rồi sa bẫy.
- ý cháu định nói gì? à, ta hiểu ý cháu. Có phải cháu định khuyên ta chiếm kinh sư nhưng không đóng lại ở kinh sư?
- Đại vương nói rất phải. Thực ra thế lực của ta còn nhỏ. Nếu đóng lâu dài, ta bỗng chủ động lại chuyển thành bị động. Ta đang bao vây lại rơi vào thế bị bao vây. Vậy nên, ta đánh chiếm Thăng Long. mục đích chỉ cốt khoa trương thanh thế, làm nức lòng tướng sĩ, và làm cho lòng dân nghiêng ngả rồi dần dần theo ta.
Phạm Sư Ôn sai thêu ngay một lá cờ to với bốn chữ: “Diệt Trần, bình Chiêm”. Rồi hôm sau, chém đầu viên an phủ sứ lộ Quốc Oai để tế cờ. Ba vạn binh mã như nước lũ ào ạt tiến về Thăng Long.
Hôm tế cờ, Phạm Sinh xin phép về quê, vì có việc rất cấp thiết. Sư Ôn nói:
- Cháu đến với ta mới được mươi ngày đã vội ra đi. Thú thực, trông thấy cháu ta như trông thấy bà ấy. Ta nghĩ rằng ta có duyên nợ với cháu. Sao cuộc hội ngộ lại ngàn ngủi làm vậy
Phạm Sinh cũng bịn rịn:
- Cháu tin chắc lần này đánh Thăng Long sẽ thành công. Cháu chỉ xin bác đừng đóng quân lâu ở đó. Thái sư Quý Ly chẳng phải người đơn giản. Chỉ tiếc có việc cần kíp quá... Vả lại, lòng cháu nóng như lửa đốt, nên không thể ở lại cùng bác vào kinh đô. Nhưng cháu hứa, thu xếp việc nhà xong, cháu sẽ lên ngay với bác.
... Đoàn quân đi xa dần, lá cờ thêu chỉ vàng đã khuất ở con đường rẽ, chỉ còn nghe thấy tiếng trống nhỏ dần và một đám bụi đỏ ngất trời bốc lên sau những luỹ tre xanh. Chàng nho sinh đứng lạng tần ngần, hình như trên mi mắt của chàng thấy rưng rưng giọt lệ.
Khi thám tử về kinh đô cấp báo tin đạo quân của Phạm Sư Ôn đang rùng rùng kéo đến Thăng Long, mọi công việc đã chuẩn bị xong xuôi. Quan thái sư quyết định bỏ ngỏ kinh sư. Từ hôm trước, cáo thị được dán khắp nơi, lại còn thêm lính ra các chợ gọi loa thông báo cho nhân dân chuẩn bị chạy loạn.
Thăng Long vốn là một đô thị dọc ngang kênh rạch, lại kề ngay bên sông Cái nên việc đi lại thường theo đường thuỷ. Nhân dân dùng thuyền tíu tít chuyên chở người và của cải về quê. Phần đông người ta ra bến Đông ở đầu sông Tô Lịch, từ đó ngược sông Hồng một đoạn rồi rẽ vào sông Đuống nhập lộ Bắc Giang, hay đi tiếp đến sông Lục Đầu để ra Chí Linh hoặc vùng bờ biển. Một số khác quê ở phía Nam, xuôi sông Tô, đến sông Nhuệ rồi đi tiếp sâu vào vùng châu thổ. Cũng có người đi trên Đại Hồ, theo những con ngòi nối thông dãy hồ phía Nam kinh đô để về ẩn náu trong vùng chiêm trũng, ở đó chỉ có lau lách và mênh mang sóng nước, chính nơi này mới thực an toàn.
Quý Ly tâu với Nghệ Hoàng:
- Đất Thăng Long trống trải, không phải nơi cố thủ. Lắm sông hồ, giặc đến rất nhanh, nhưng trụ lại lâu cũng khó. Thời đức Trần Nhân Tôn đánh quân Nguyên, Trần Hưng Đạo cũng đem xa giá đi lánh nạn nơi khác, chờ thời cơ giặc giãn ra, mệt mỏi. chỉ đánh vài trận là xong. Vả lại, ta còn làm kế thanh dã, vườn không nhà trống, hỏi giặc lấy lương thực đâu mà ăn. Đang ở thế công. giặc lại rơi vào thế bị vây.
Nghệ Hoàng khen phải, bèn mang hết hoàng tộc và các đại thần tránh sang vùng Đông Ngàn.
Phạm Sư Ôn vào Thăng Long, thế như chẻ tre. Những ổ kháng cự lẻ tẻ của quân triều đình bị đè bẹp ngay tức khắc.
Dân cư một số không chạy kịp, hoặc ngây thơ cho rằng bè đảng Sư Ôn chỉ là lũ giặc cỏ làm sao chiếm nổi Thăng Long. nay lo sợ cuống cuồng, tưởng rằng quân Sư Ôn sẽ làm cỏ cả kinh đô. Nhưng họ hết sức ngạc nhiên vì quân nổi loạn chỉ động tới triều đình hoặc quan lại, còn đối với dân họ không chạm tới dù một sợi tơ sợi tóc Quả là một chuyện hiếm trong lịch sử. Lần đầu tiên có một đạo quân phật, do một nhà sư chỉ huy. Lần đần tiên, một đám cướp ô hợp lại biến thành một đạo quân có quy củ nhanh đến thế. Cứ như một cơn bão đùng đùng xuất hiện trên bầu trời mà mới đây thôi hãy còn lặng tờ thanh bình. Cứ như phép lạ! Thoắt một cái, đã có hàng vạn người đông như kiến cỏ, mang kiếm, thậm chí cầm cả gậy tre vót nhọn, tập hợp thành một đội quân thực sự, hàng ngũ chỉnh tề và rất kỷ luật.
Sáng hôm ấy, bốn chàng lực sĩ cởi trần khiêng trên vai một chiếc kiệu không mui che, rước thủ lĩnh Phạm Sư Ôn mặc quần áo nâu, đầu cạo trọc, tiến thẳng vào Thăng Long, hướng tới ngọn tháp cao bên hồ Lục Thuỷ. Đám nô tì và quân nổi loạn đứng chật kín hai bên đường, reo hò vỡ trời đón vị thủ lĩnh anh hùng.
Việc làm đầu tiên của Phạm Sư Ôn: đến dâng hương cúng Phật tại chùa Báo Thiên. Còn cách xa tháp, Sư Ôn đã ra lệnh cho kiệu dừng lại. Con người cao lớn râu ria đựng ngược, chiếc đầu to tròn trọc lốc để trần, mắt xếch sáng quắc, hùng dũng bước phăm phăm trên con đường lát đá phiến dẫn đến ngôi chùa tháp. Ở cửa ra vào phía đông của tháp, hai pho tượng kim cương hộ pháp cầm thanh long đao, mắt tròn xoe trừng trừng nhìn Phạm Sư Ôn. Ông phất tay ra hiệu cho đoàn tuỳ tùng dừng lại, rồi nói:
- Đây là cửa Phật từ bi. Mọi vũ khí phải để bên ngoài.
Đôi mắt sáng của ông bỗng nhiên dịu lại. Điệu bộ thô cứng của ông đã nhường chỗ cho một dáng điêu nhẹ nhàng, khiêm nhường. Một con người thứ hai trong ông xuất hiện. Ông thắp hương, cung kính quỳ lạy, đầu cúi rạp sát đất:
- Xin đức Phật từ bi tha tội cho kẻ tăng đồ ngỗ nghịch này. Chỉ là vạn bất đắc dĩ. Xin người giúp đỡ cho con phá bỏ được vương triều ươn hèn, thối nát này và đánh tan được giặc Chiêm thành hung bạo.
Đội quân của Phạm Sư Ôn đúng thực đội quân từ bi. Trên thực tế, cũng có những vụ cướp bóc, nhưng được chỉnh đốn lại ngay. Vả lại. cũng phải cho phép đám thuộc hạ của ông những con người suốt cả cuộc đời bị đè nén cúi mặt, được hả lòng căm giận chứ. Nếu nay, họ có nổi loạn một chút, kiếm lợi một chút... thì đó cũng chỉ là việc thường tình, miễn sao họ đừng quá đáng. Do vậy, đối riêng với bọn quan lại, ông nhắm mắt làm ngơ, mặc cho thủ hạ cướp phá... có nhiều dinh thự bị đốt cháy, nhiều kho lụa là châu báu được đem chia cho binh lính, nhiều cô tiểu thư khuê các được nếm trải những cơn mưa gió dập vùi của những tấm thân dũng sĩ cường tráng ứ thừa sinh khí.
Ngày thứ hai, sau khi vào Thăng Long, Phạm Sư Ôn ngồi ở điện Đại Minh, đem bọn quý tộc, quan lại bị bắt ra xét hỏi.
Người thứ nhất được dẫn đến, Sư Ôn hất hàm:
- Nhà người tên gì?
- Thiên hộ hầu Trần Mỹ.
- Tôn thất hả?
- Đúng.
- Tội chết chém
Người thứ hai bị dẫn đến. Sư Ôn quắc mắt:
- Tên là gì?
- Nguyễn Khang.
- Tâu đại vương, hắn khai man. Tên nó chính là Trần Khang.
- Không, tên tôi là Nguyễn Khang.
- Bẩm, tiểu nhân còn bắt được bức thư này trong nhà nó. Ngoài có đề: Trần Khang huynh đài mã giám.
- Thư của ai?
- Bẩm, thư của Trần Nguyên Diệu đã đầu hàng quân Chế Bồng Nga.
- Ta hiểu rồi. Tên Trần Khang này làm nội gián cho Chiêm Thành. Chúng chờ đợi quân Chiêm đến Thăng Long. Chưa giết vội. Đem đi lấy khẩu cung.
- Người thứ ba bị dẫn đến. Sư Ôn hỏi, thái độ bình tĩnh hơn, khi thấy đó là một nho sĩ già, quần áo đã sờn. Người tên gì?
- Sử Văn Hoa.
- Sử Văn Hoa ư? Có phải ông là nhà chép sử? Hình thư ta đã nghe danh.
- Tôi viết sử. Đúng vậy!
- Thú vị thật? Quan chép sử? Này... ta giả dụ như nếu ông không bị giết, còn sống, ông sẽ chép thế nào về việc quân của ta nhập Thăng Long?
- Nếu còn sống, tôi sẽ viết thế này: “Người thày chùa Phạm Sư Ôn, pháp hiệu Thiên Nhiên tăng, đã nổi loạn chiếm lộ Quốc Oai... Chiêu tập những kẻ du đãng bốn phương lập ba đạo quân đặt tên là: Thần Kỳ, Dũng Dấu và Vô Hạn...”.
- Hay! Hay thật! ông đã kịp tìm hiểu về đội quân của ta. Đúng là nhà chép sử. Xin ông cứ tiếp.
- Tôi viết thêm: “Ngày một một tháng chạp năm Kỷ Tỵ, Thiên Nhiêu tăng đem quân chiếm Thăng Long. Ngày đầu tiên dâng hương ở tháp Báo Thiên. Vua và triều thần đã đi lánh nạn. Ngày thứ hai, đem người bị bắt xử tại điện Đại Minh. Các tôn thất nhà Trần đều bị xử tội chết”.
- Ông chép hoàn toàn đúng. Nhưng xin hỏi một câu: ông có khen ta không?
- Không!
- Vậy có chê ta không?
- Cũng không!
- Hay! Chẳng khen và cũng chẳng chê. Tại sao vậy?
- Bởi vì còn quá sớm để hạ bút khen chê. Bởi vì thiện có thể chuyển thành ác...
- Và ác cũng có thể chuyển thành thiện chứ gì? Hay ông đích thực là nhà chép sử. Hãy nghe đây, ta quyết án: Vì Sử Văn Hoa không biết nịnh nọt, cũng không quá khích đại ngôn. Ta tha cho. Để ông ta sống, làm nhà chép sử cho non sông.
Người thứ tư bị dẫn đến.
Sau này, Sử Văn Hoa còn chép tiếp: “Ngày thứ ba, Phạm Sư Ôn đốt dinh thự các đại thần, đốt phá vườn Thượng Uyển”. Đang đêm hôm đó, quân nổi loạn bất thình lình rút khỏi Thăng Long. Trước khi đi họ chất rơm rạ, định đốt điện Đại Minh. Rất may: lửa còn chưa bén, nhân dân đã kịp đến cứu hoả.
***
Khi Phạm Sư Ôn rút khỏi, thái sư Quý Ly vội ra lệnh cho một đạo quân trở về, trấn giữ kinh sư, lập lại trật tự và giải quyết hậu quả đốt phá. Một mặt, ông tung ngay thám tử đuổi theo, bám riết mọi động tĩnh của quân thày chùa. Nghệ Hoàng nói:
- Quan gia (vua Trần Thuận Tôn) còn nhỏ, ta lưu lạc bên ngoài thế này chắc không tiện. Hay lại cho triều đình trở về Thăng Long, để muôn dân và quân sĩ được yên lòng?
Quý Ly tâu:
- Thế giặc còn mạnh. Quân giặc cỏ Phạm Sư Ôn đang còn đắc chí. Quân Chế Bồng Nga vẫn đóng ở Hoàng Giang. Quân thuỷ và bộ Chiêm Thành đã hợp lại với nhau. Đôi bên vẫn rình rập, chưa phân thắng bại. Hai vua hiện nay là mục tiêu của giặc. Phải bảo vệ đầu não, bảo vệ hoàng tộc, đó là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất hiện nay. Ta chưa thể trở về Thăng Long được vậy ta nên đi đâu?
- Thần đã suy nghĩ kỹ. Phải đi xa hơn. Và không nơi nào bằng sông Lục Đầu. Từ đó, ta có thể dễ dàng lên phía Bắc qua ba con sông: sông Thiên Đức, Nguyệt Đức và Nhật Đức. Mặt khác. cũng có thể từ đó ra biển, hoặc về nam qua sông Bạch Đặng và những sông nhánh chằng chịt ở miền biển.
- Bình Chương nói cũng phải, ta có cung hành tại ở Bình Than.
Trong lúc thế nước chông chênh. Hồ Quý Ly đã chọn đúng địa điểm chiến lược, vừa có thể tiến vừa có thể thoái, để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Chiêm Thành và quân nổi loạn Sư Ôn. Qua cuộc rút lui ấy. Cũng thấy được tầm nghiêm trọng của sự đe doạ gây nên bởi cuộc tổng tiến công của Chế Bồng Nga. Ông ta quyết tiêu diệt nhà Trần, quyết khuynh đảo tan tành Đại Việt.
Trần Khát Chân vẫn thường xuyên gửi mật tấu về báo cáo tình hình chiến sự Chiêm Việt. Khát Chân và Hoàng Phụng Thế hiện đương đối đầu với tướng La Ngai ở Hoàng Giang. Hai bên vẫn đương cầm cự, thăm dò. Chưa có những trận đánh lớn: Đại quân Chiêm do Chế Bồng Nga đích thân chỉ huy vẫn nằm im cách xa đội quân La Ngai, chưa thấy động tĩnh, Khát Chân đi khảo sát trên sông Hoàng Giang thấy địa thế trống trải, không có thế bố trận nên vẫn ém quân ở Hải Triều.
Thám tử về báo, quân của Phạm Sư Ôn đã rút về Quốc Oai. Chiếm Thăng Long ba ngày, họ cho là đại thắng, nên rất vui, hiện đang chuẩn bị mừng công. Hồ Quý Ly liền tâu với Nghệ Hoàng:
- Trời giúp ta rồi đây. Đám giặc cỏ đang kiêu, chúng lơ là phòng bị. Phạm Sư Ôn nghĩ rằng ta đang gặp nguy khốn với Chế Bồng Nga. Cả hai, họ Chế và họ Phạm đều chưa muốn tiến binh. Chúng đều muốn chờ quân triều đình đánh nhau với bên kia, để cho quân triều đình bị hao hụt, họ toạ sơn quan hổ đấu, hòng thủ lợi về mình. Lúc này, nhân lúc Phạm Sư Ôn đang lơ là không phòng bị, ta nên đem quân đánh úp. Quân của Sư Ôn mới tụ họp còn ô họp, không thiện chiến...
Quý Ly bèn thay vua viết mật chỉ, điều đội quân của Hoàng Phụng Thế rút lui khỏi Hoàng Giang. Làm như thế, để nhử quân Chiêm vào sâu trong vùng châu thổ, rơi vào trận thế trên sông của Khát Chân, trong lúc đó quân của Hoàng Phụng Thế sẽ bất ngờ theo đường tắt, lên đến Quốc Oai đánh úp. Điều này Phạm Sư Ôn không thể ngờ tới, bởi vì nhiệm vụ chính của Phụng Thế là đối đầu với quân Chiêm. Lệnh rút quân và tấn công bất ngờ phải hoàn toàn bí mật.
Đồng thời, thái sư lại diều đội quân của Nguyễn Đa Phương trước kia, và hiện nay do tướng Phạm Cự Luận chỉ huy, phải cấp tốc từ Thanh Hoá ra hỗ trợ cho cánh quân của Trần Khát Chân đang đối đầu với Chế Bồng Nga.
Để tạo bất ngờ cao độ, Hoàng Phụng Thế từ Hoàng Giang đến Nộn Châu là nơi đóng quân của Sư Ôn ở Quốc Oai, đã phải bí mật đi tắt theo con sông Miệt Giang. Đó là một con sông nhỏ, mùa đông lắm đoạn nước cạn, thuyền bè không đi lại được. Cũng chính vì Phạm Sư Ôn biết tình hình khô cạn của sông Miệt Giang nên đã không đề phòng phía ấy. Đội quân của Hoàng Phụng Thế, dang đêm nhập sông Miệt Giang. Những khúc sông cạn, Thế cho lính xuống, dùng cuốc xẻng khơi dòng rồi kéo thuyền qua, đến chỗ nước sâu lính lại lên thuyền bơi chèo. Hành quân bí mật suốt đêm, tảng sáng quân Thánh Dực đến Nộn Châu. Đoàn quân nổi loạn, khi đó, vẫn còn say sưa giấc ngủ, không hay biết gì hết. Quân của Hoàng Phụng Thế như thiên binh thần tướng đột ngột ùa vào trại giặc. Quân Sư Ôn bị tấn công không kịp trở tay, Hoàng Phụng Thế chỉ một trận đã phá tan tác đội quân thày chùa. Phạm Sư Ôn bị bắt sống. Ba vạn quân chạy như vịt, trở thành đám hỗn loạn, kẻ bị giết, kẻ bị bắt, kẻ trốn thoát vào rừng lại quay trở về cuộc đời thảo khấu.
Hoàng Phụng Thế đóng cũi Sư Ôn, giải về Thăng Long. Mấy hôm sau, thái sư đã cho tổ chức ngay cuộc hành quyết ở bãi chợ Báo Thiên để răn de. Pháp đài là cái sàn gỗ cao, trên đặt một thớt gỗ lim thật to, thật nặng. Phạm Sư Ôn cởi trần, hai tay bị trói quặt ra sau. Đầu trọc, râu ria tua tủa, ông ta đứng sững như người khổng lổ. Phạm Sư Ôn quay mặt về phía ngọn tháp Báo Thiên lừng lững chọc trời. Ông quỳ xuống cúi đầu:
- Kẻ nghịch đồ xin cúi lạy đức Phật từ bi, xin được người xá tội. Thực ra con chỉ theo lời đức Thế Tôn, cố đem hạnh phúc lợi lạc cho chúng sinh lầm than đói khổ.
Rồi, ông quay về phía những đồng đảng bị trói ở hàng cọc dưới đất, chờ bị hành quyết cúi lạy:
- Một lạy này Sư Ôn xin gửi tới anh em, mong được xá tội Chỉ vì tôi thiếu tài trí, nên đã làm liên luỵ tới sinh mạng của anh em.
Quay về phía dân chúng đông nghịt trên bãi chợ, Phạm Sư Ôn một lần nữa lại cúi đầu:
- Một lạy này Sư Ôn xin gửi tới nhân dân. Vua quan nhà Trần thối nát, Hồ Quý Ly phiền hà độc ác. Chỉ tiếc rằng tôi chẳng thành công, để trăm họ vẫn phải muôn bề lầm than...
Công chúng nghe giọng nói ồm ồm của Sư Ôn đều rưng rưng nước mắt. Chợt đôi mắt của người thày chùa nhìn thấy bên cạnh gốc cây xích tùng phía dưới, một chàng thư sinh vai đeo tay nải, hai dòng nước mắt chảy dài trên gò má, ông nhận ngay ra gương mạt thân quen của Phạm Sinh. Ông muốn gọi to tên anh, song kìm nén lại được. Chàng thư sinh gật đầu. Trong những phút cuối cùng cuộc đời, một linh cảm rất khác lạ rất ấm áp chợt ùa vào trái tim sắt đá của người thủ lĩnh. Ông kêu lên trong lòng: Trời ơi? Sao khuôn mặt ấy lại giống mặt của người con gái năm xưa đến thế? Và còn đôi mắt sáng quắc kia nữa chúng giống ai? Phạm Sinh! Phạm Sinh. Ông thầm nhủ. Và bỗng ông thày chùa giật mình sửng sốt. ừ, sao lại họ Phạm nhỉ? Phạm Sinh - Phạm Sư Ôn? Và đột nhiên, óc ông lóe sáng. Trời ơi? Sao đầu óc ta tối tam đến thế? Hắn chính là con ta. Thế là, bất thình lình, ông hét thật to:
- Hãy trả thù! Hãy trả thù cho ta. Nhớ lấy! Nhớ lấy?
Tiếng hét man dại quá, khủng khiếp quá, uất hận quá; nó làm choáng váng mọi người, như muốn đánh thức tất cả vạn vật. Viên quan trông coi việc hành quyết chợt nhận ngay ra mối nguy hiểm. Ông bèn ra lệnh bịt chặt mồm Sư Ôn lại. Rồi toán lính ôm lấy con người hộ pháp đó, vật lộn, quật ngã ông ta xuống. Kẻ giữ đầu, kẻ giữ chân, bọn lính khiêng ông ta đặt lên thớt. Phạm Sư Ôn giãy giụa, rồi lăng mạ, chửi rủa tất cả những tên tuổi được coi là linh thánh, là cấm kỵ thất của vương triều đang sụp đổ. Cuối cùng bọn lính cũng cột được chân ông vào chiếc cọc phía dưới và buộc người ông vào tấm thớt. Đao phủ phải chém đến ba, bốn nhát, cái đầu lâu ông mới lìa khỏi cổ và phun ra một tia máu dài...
Cảnh tượng khủng khiếp đó làm cho mọi người đều mê hoảng. Chẳng ai còn để mắt đến ai nữa. Người thư sinh đeo tay nải đầm đìa nước mắt khóc to, nhưng cũng chẳng bị ai chú ý. Anh rên rỉ trong lòng: “Cha ơi Cha ơi”.



Hết Chương 3 Dân Thăng Long nhốn nháo . Mời bạn xem tiếp : Chương 4 Quay trở lại cuộc đối đầu .

Trang Chủ
1
01
© xinh9x.wapsite.me