wap doc truyen sex online trên di động.
quay lén em 95 phang nhau trong nhà nghỉ với bạn trai price:0,7$

Xinh9XX.SEXTGEM.COM
chào mừng bạn đã đến với wapsite dành cho điện thoạixinh9x.wapsite.mechúc các bạn online vui vẻ ! !
03:15 | 26/12/24
price:0,7$
quay lén clip nư sinh câp3 trong nhà vệ sinh với bạn trai(price:0,7$)
truyen sex
tải tại đây
hoàng thùy linh tiếp tục tung clip lên mạng hot

Tải Video Này

Lượt xem: 199,406
Dung lượng:1283 KB
Thời gian:2p 47price:0,7$
truyen sex hay năm 2014truyen sex
watch sexy videos at nza-vids!
Hồ Quý Ly
Nguyên Trừng, Thanh Mai ngồi trên bành con voi trắng. Ông già Lặc ngồi trên đầu voi điều khiển. Lộ trình của họ dài và quanh co. Đường đi phải qua nhiều núi cao, suối sâu, rừng rậm, vì vậy nên phải đi bằng voi; chỉ có voi mới có sức chịu đựng dẻo dai, leo dốc cũng được, lội suối cũng được, mà thức ăn là lá cây, trên rừng vốn sẵn.
Địa điểm đầu tiên hai người đến là núi Đạm Thuỷ vùng Đông Triều.
Như đã nói, Trần Thuận Tôn từ lâu đã chán cảnh bon chen trần thế. Quý Ly đã ngầm sai đạo sĩ Nguyễn Khánh nói với vua:
- Cõi tiên thanh nhã, thơm tho, khác hẳn cõi phàm trần. Các tiên đế bản triều ta đều thờ Phật, chưa ai từng theo chân tiên. Bệ hạ ở ngôi tôn quý nhưng khó nhọc muôn việc, chi bằng nhường ngôi cho thái tử để theo tiên tu đạo.
Vua Trần Thuận Tôn đã làm đạo quán trong vườn ngự uyển, quyết tâm tu đạo. Sau đó làm chiếu nhường ngôi cho con là thái tử An. Lúc đầu vua tu ở cung Bảo Thanh vùng núi Nhồi Thanh Hoá. Nơi đó cung điện nguy nga, vẫn gần triều đình, chưa phải nơi thanh tịnh. Vùng Đông triều vốn là căn cứ của nhà Trần, làng mộ tổ tiên nhà Trần cũng ở đó. Hơn nữa ở đấy có nhiều danh sơn, phong cảnh như gấm như hoa. Mấy năm trước, vua đến núi Đạm Thuỷ thăm mộ cha thấy có quán Ngọc Thanh, hang động, cỏ hoa tươi tốt, hình như trong lòng đã thầm hẹn ước. Vì vậy, Thuận Tôn quyết định dứt bỏ hoàn toàn với thế gian. Vua rời Thanh Hoá về tu ở quán Ngọc Thanh trên núi Đạm Thuỷ.
***
Núi Đạm Thuỷ là một danh sơn của vùng Đông Triều lộ Hải Đông. Thời xưa ở các danh sơn người ta hay xây chùa, bởi vì danh sơn thường phong cảnh đẹp, hơn nữa lại là những đỉnh chóp cao, nơi đất chạm mây, nơi khí thiêng đất trời tụ hội. Người ta hành ở đó có thể xử dụng được khí thiêng sông núi để cho mình chóng thành chính quả. Theo cách nghĩ đó, trên núi Đạm Thuỷ người ta dựng quán Ngọc Thanh; chỉ có khác, nơi đây tu tiên chứ không tu Phật.
Để đón Trần Thuận Tôn về tu đạo, người ta đã cho sửa sang lại đạo quán. Ngôi quán tám mái, ngói đỏ au. nằm cheo leo sườn núi, toà lâu đài của tiên ẩn hiện trong những làn mây trắng. Có cả lầu chuông, lầu khánh. Chiếc khánh bằng đả xanh ngân nga mỗi buổi chiều về. Tiếng khánh đá trầm khua lanh canh như tiếng người nức nở, đó là đặc điểm riêng vùng này, mỗi khi khách qua đây đều nhận thấy.
Ở phía bên phải, quán dẫn tới một hang đá, có dây leo làm mành che. có khóm trúc vàng làm bình phong, có tảng đá nhẵn làm bàn trà ẩm, Thuận Tôn sung sướng vô cùng, từ đó an tâm ẩn tu ở chốn thần tiên. Một con đường mòn nhỏ đi xuống chân núi, nơi đây có một chiếc ao trên đá, nước trong suốt nhìn đến tận đáy Một đàn cá chép đỏ sống ở đây; mỗi chiều Thuận Tôn vẫn cho cá ăn. Ao đó tên gọi ao Tích Lịch. Người ta kể khi xưa, một đêm mưa to gió lớn, sét đã đánh xuống núi, đã hõm xuống và tạo thành cái ao nước trong vắt, ngọt ngào. Cũng vì dòng nước lạ lùng này nên có tên núi Đạm Thuỷ.
Vùng Đông Triều, xã Yên Sinh chính là quê gốc của họ Trần. Tiên tổ nhà Trần vốn người Yên Sinh, sau mới dời đến ở hướng Tức Mặc phủ Thiên trường; điều này có ghi trong bia thầu đạo của xã. Cũng chính vì vậy, nên khi chết các vua nhà Trần đều chôn ở Yên Sinh hoặc vùng quanh đó. Lăng Tự Phức là lăng tẩm của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông. Tháp cổ trên núi Yên Tử là nơi để xá lị của Trần Nhân Tôn. Ta còn thấy lăng Đồng Thái, lăng Đồng Mục, lăng Ngải Sơn, lăng Phụ Sơn, đó là những mộ của Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dục Tông. Hầu hết tất cả các vua Trần trở về với tổ tiên, đều gửi nắm xương tàn ở vùng Yên Sinh. Vua Nghệ Tôn cha của Thuận Tôn cũng không ra ngoài thông lệ. Sau khi ông mất, Thuận Tôn đưa cha về chôn ở chân núi Đạm Thuỷ. Trần Nghệ Tôn đã tự đặt tên trước cho lăng mộ của mình: lăng Đồng Hy. Ta có thể hiểu khi Thuận Tôn trở về tu tiên ở quán Ngọc Thanh trên núi Đạm Thuỷ; cũng chỉ vì ông muốn chăm sóc cho phần mộ của cha mình tổ tiên mình. Và trong thâm tâm ông cũng dự kiến: nếu chết sẽ được chôn bên cạnh cha.
Từ khi trở về núi Đạm Thuỷ, Thuận Tôn như thấy lòng mình vơi nhẹ hơn nhiều. Suối rừng, hoa cỏ đã an ủi được ông. Ông sợ sự huyên náo, sự xao động. Mỗi lần nó đến lòng ông lập tức chao đảo. Lại thấy nôn nao như muốn lên cơn rồ dại. Do vậy, ông cấm các quan lại địa phương không được đến thăm viếng. Ở nơi ông ẩn tu, chỉ có một chú tiểu đồng và con vượn nhỏ. Từ ngày trở về rừng, con vượn nhỏ cũng tươi tỉnh hẳn lên. Nó quấn quýt đi theo ông suốt ngày. Buổi sáng, sau khi tĩnh toạ, ông xuống núi thắp hương ở Hy Lăng, mộ cha. Sau đó ra ao Tích Lịch thả những hạt cơm, vui vầy cùng đàn cá chép đỏ, và để tự ngắm mình dưới nước. Ông để tóc, để râu, nên mới hai mươi tuổi trông đã như một người già, râu dài trước cằm, tóc búi trên chỏm đầu. Mặc chiếc áo đạo sĩ mầu xanh, trông ông rất tiên phong đạo cốt, giống như một vị tiên. Chỉ có điều, một ông tiên buồn. Thanh Hư đạo trưởng trước kia đã nói với ông: bao giờ con ngắm mình dưới nước, thấy nét mặt hết buồn, và lòng hết giận, lúc đó con đã trai lòng. tức là đã đắc đạo. Hôm nay, tự ngắm mình trong ao Tích Lịch, ông nhủ thầm: lòng ta đã lặng, nhưng vẫn không hết phảng phất một nét tư lự. Con vượn nhỏ đứng bên cạnh, từ lúc nãy cứ lồng lộn tỏ vẻ sốt ruột. Thuận Tôn vuốt ve đầu nó và hỏi.
- Con làm sao thế? Sao con lại kêu lên những tiếng xáo xác? Hay con đói? Con không đói ư?... Con muốn trở về? Về làm gì? Trời cao lắm. Sẽ chẳng có mưa sớm. Trời quang... mây tạnh... thày trò ta ngồi đây đùa vui cùng đàn cá... chẳng thích lắm sao... Ôi? Con vẫn muốn về Chẳng lẽ... hay là ta có khách?
Ông vua đạo sĩ đứng lên. Con vượn hết quạu cọ, nó tươi tỉnh lại, nhảy phóc lên cành cây, rồi chuyền ra lối mòn trở về quán Ngọc Thanh trên núi. Ông sung sướng nhìn con vật. Nó là người bạn trung thành nhất mà ông từng thấy. Đêm, con vật bé bỏng ấy nằm trong lòng ông. Có đêm, nhớ tới hoàng hậu Thánh Ngẫu và thái tử An, ông đã khóc thầm, khóc không ra tiếng. Đang ngủ, con vật cũng vùng tỉnh dậy. Có lẽ nó nghe được tiếng thổn thức của trái tim ông. Nó áp bộ lông mượt vào má ông để lâu khô những giọt nước mắt. Vừa nghĩ, ông vừa leo dốc. Đến trước quán, ông ngồi trên tảng đá nghỉ cho hết mệt. Chợt con vượn nhỏ từ trên cành cây nhảy xuống, kéo tay ông đi. Ông muốn nghỉ nhưng con vật không nghe. Nó bắt ông đứng dậy bằng được, để dắt ra đứng trước bức tường quét vôi trắng, trên đó còn tươi những nét chữ của một bài thơ vừa mới viết sáng nay: Thơ rằng:
Lâu đài phủ tía dựa non cao
Xuân quang tươi tốt đến thăm chào
Hoa tùng rụng đất, đàn xưa lặng
Đạo viện thâm sâu, khánh biếc reo
Đỉnh vàng nấu thuốc, tiên đâu tá
Mộng tỉnh kê vàng, dạ nao nao
Vượn sầu hạc oán tình khôn xiết
Đêm lạnh bên rừng trúc lao xao...
Cùng lúc đó, tiểu đồng bước ra thưa:
- Ban sáng, lúc nguyên quân xuống núi thắp hương, có một nho sinh đến vãn cảnh, anh ta dáng trầm tư bồn chồn đi lại trước quán hồi lâu. Sau lại ngồi trên tảng đá buồn rầu suy nghĩ, rồi làm bài thơ đề trên vách. Bảo rằng: Vì không tiện quấy quả, làm rối sự u tĩnh, làm bận lòng nguyên quân, nên xin cáo từ, chỉ để lại bài thơ này gửi tặng...
Thuận Tôn đọc lại bài thơ, rồi thở dài:
- ý người này có nhiều đồng cảm. Chỉ tiếc rằng hơi u buồn... Nhưng mà... Cảnh này, người này, tình này... đúng là buồn thơ mới hay... Thế nhà ngươi có hỏi họ tên? Hình dáng anh ta ra sao?
- Đệ tử có hỏi. Nho sinh tên là Nguyễn Trãi. Tuổi trạc đôi mươi. Dáng người gầy gò, thanh tú.
- Nguyễn Trãi... Nguyễn Trãi... Thế ngươi có hỏi gia thế anh ta?
- Bẩm nho sinh ấy là cháu của Băng Hồ tướng công.
Ông vua đạo sĩ ngồi xuống tảng đá. lặng lẽ suy nghĩ:
... Thảo nào? Ta hiểu. Trãi là cháu ngoại quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Họ ngoại nhà Trần. Đứng về thế thứ Trãi gọi ta bằng bác... Thảo nào? Cháu đến thăm ta... nhưng sợ ta buồn... Nó gửi thơ tặng ta... Thì ra... Ở đời vẫn còn người cảm thương tới số phận của ta. Mấy tháng ở rừng hầu như xoá dần quá khứ. nhưng chỉ đọc một bài thơ, nhưng xót xa cay đắng lại giật mình thổn thức trong ông.
Đêm hôm ấy, Thuận Tôn tỉnh giấc lúc quá nửa đêm. Ngoài rừng, có tiếng nai kêu thảm thiết. cả tiếng những con khỉ tíu tít gọi nhau, rồi tiếng những con chim vô cánh xào xạc... Tất cả như muốn báo hiệu có loài thú ác đương lởn vởn. Sau đó lại im ắng. thứ im ắng lạnh tanh đến sởn tóc gáy. Từ phút đó, Thuận Tôn không ngủ lại được. Chợt lại suy nghĩ miên man, dẫn tới một nỗi buồn mênh mang không tài nào chịu nổi. Ông ngồi dậy, và không thể nào xoá được nỗi phiền muộn trong lòng; chỉ còn một cách ngồi tĩnh toạ, đọc kinh, đọc những câu thần chú, cố thoát xác, cố đưa mình vào cõi hư vô. Sự cố gắng thoát vượt số phận ấy làm người ông dần dần như đông cứng lại. Hơi nóng dần toả đi. chỉ còn để lại một thân xác lạnh băng. Con vượn nhỏ vẫn trung thành ngồi bên. Nhìn gương mặt buồn bã với đôi mắt nhắm nghiền của thầy, con vật có vẻ sửng sốt. Sờ vào bàn tay lạnh ngắt của thầy, con vật chừng như lo lắng. Nó kêu lên khe khẽ và ngả đầu vào lòng ông, nhưng khí lạnh ở người ông toát ra làm nó giật mình kêu tíu tít. Nó chạy vòng quanh ông vua bạc phận, ngó nghiêng. Nó tưởng ông chết rồi chăng? Nhưng ông vẫn ngồi trơ trơ ở tư thế tĩnh toạ thế kia, bộ óc thô sơ chắc cũng mách bảo nó rằng ông chưa chết. Thế là, với bản năng của loài động vật, nó nhẩy lên ngực ông, giơ hai cánh tay bé nhỏ ôm chặt cổ ông, áp má vào má ông, áp ngực vào ngực ông, rồi dùng đôi chân quặp chặt quanh người ông, như tư thế mà nó vẫn còn nhớ được khi ngày xưa nó vẫn ôm lấy mẹ. Bằng cách áp chặt người như vậy, nó đã che chở được trái tim ông, giữ cho chút hơi nóng cuối cùng khỏi tan đi và truyền được một chút hơi ấm áp vào tấm thân mong manh kia đang dần dần chuyển vào cõi hư vô. Chính lúc đó, Thuận Tôn như thấy mình thoát ra khỏi cái hình hài gầy guộc, ông lơ lửng trên cao, nhìn xuống con người thảm thương đang ngồi dưới đất. Giá lúc dó chẳng có bóng con vật nhỏ bé đang ôm lấy thân xác ông, dáng xót thương trìu mến, giá lúc đó chẳng có chút hơi ấm nhỏ nhoi của con vật truyền vào trái tim ông... có lẽ linh hồn trên cao của ông đã bay thẳng đi xa vào cõi khôn cùng. Chợt thấy thương mình, thương tất cả ông chưa ra đi được. Còn phải ở lại mà chịu hết cái cộng nghiệp mà toàn thể dòng họ nhà Trần của ông đã để lại cho ông. Một dòng họ hiển hách với bao công đức cho non sông. Nhưng phúc, tổ tiên ông đã hưởng hết rồi phần gia tài mà ông được hưởng nay chỉ còn chút dư hương thê thảm... Nhưng, nghĩ cho cùng, số phận của những hậu duệ cuối cùng của một triều đại bao giờ chẳng thế. Như ông Lý Huệ Tôn, bà Lý Chiêu Hoàng ngày xưa chẳng đã được các bậc tiên tổ nhà Trần dành cho những số phận thê thảm hay sao?... Nghĩ như thế, nên linh hồn ông bỗng thở dài. Thuận Tôn đã quay trở về với thân xác mình để hưởng cho hết những nghiệp quả, dù cho nó đắng cay.
Da thịt ông từ từ nóng ấm trở lại.
***
Khi nội tẩm học sinh Nguyễn Cẩn tới núi Đạm Thuỷ nhà vua không hề ngạc nhiên. Thuận Tôn tự nhủ với mình: “Đến rồi đấy”. Nguyễn Cẩn quỳ dưới đất làm lễ, ông vua đạo sĩ nói:
- Đêm qua, khi tĩnh toạ, ta nhìn thấy trong tâm tưởng có những con người đi theo những lối mòn trong rừng tiến tới núi Đạm Thuỷ. Ta còn nhớ một dáng người rất giống ông. Ta tự nhủ thầm: Nguyễn Cẩn đến gặp ta, chẳng biết đã có chuyện gì xảy ra?
Vị quan trẻ sau khi được phép ngồi dậy, kính cẩn thưa:
- Tâu thái thượng nguyên quân, thần được sai đến để tấu trình về lễ đăng quang của thái tử... lễ được cử hành rất trọng thể ở Tây Đô... Dạ, hoàng cung Tây Đô đã hoàn thành... rất nguy nga tráng lệ... Lễ được cử hành ở điện Minh Đạo... Lúc đầu triều đình có chút lo lắng, thái tử còn nhỏ tuổi quá, sợ có điều gì sơ suất, mà lễ đăng quang là một đại lễ ảnh hưởng lâu dài tới cả triều đại. Nhưng khi tân hoàng đế xuất hiện giữa hai con rồng đá thì... mọi người thở phào nhẹ nhõm. Bởi vì mới ba tuổi thôi nhưng người đã rất đĩnh đạc. Bẩm, hoàng thái hậu Thánh Ngẫu định dắt tay người bước lên thềm rồng, nhưng tân vương đã buông tay thái hậu, một mình chững chạc bước lên từng bậc. Riêng chỉ lúc làm lễ quỳ lạy trước bàn thờ ở thái miếu, hoàng thái hậu phải ngồi kề bên, hoàng hậu làm lễ thế nào, tân vương nhất nhất làm theo giống hệt...
Thuận Tôn thở dài:
- Nghi lễ làm lâu suốt buổi... Thế... Con ta có bị ốm không?
- Dạ, tân vương có mệt chút ít, đêm ấy phải dỗ ngài đi ngủ sớm... Nhưng sáng hôm sau đã hoàn toàn tỉnh táo. Tướng quân Trần Khát Chân vào vấn an, hoàng thượng còn bắt thượng tướng cõng mình trên lưng... ngài cười như nắc nẻ.
Thuận Tôn im lặng hồi lâu, rồi hỏi:
- Ta nhớ trong tâm tưởng đêm qua, còn nhìn thấy cả một đoàn người ngựa.
- Dạ. Chúng thần đi một đoàn, nhưng sợ làm kinh động đến sự thâm u của nơi tu hành thanh tịnh... Đức nguyên quân lại cấm người đến viếng thăm... nên thần đã bố trí họ ở trong làng gần đây...
Nguyễn Cẩn dâng quà biếu của thái sư gồm các thứ thuốc quý, sâm, nhung, quế phụ, cả trà ngon, đồ cống của các tù trưởng miền biên viễn.
Tiểu đồng pha trà tuyết, dùng nước trong lấy từ nguồn nước ao Tích Lịch. Ông vua đạo sĩ vốn chẳng ưa Nguyễn Cẩn nhưng vì không có ai trò chuyện lâu ngày, nên Thuận Tôn vẫn nói chuyện với vị học sĩ suất một buổi ròng. Nguyễn Cẩn vốn tinh ý, ông ta khôn khéo đưa đẩy. Chẳng phải những chuyện tâm sự, cũng chẳng phải những chuyện trọng đại, chỉ là những điều vụn vặt. Ví dụ, chuyện người thợ đá làng Nhồi, tạc đôi rồng đá ở Tây Đô, có lẽ đó là đôi rồng đá tuyệt đẹp chưa từng thấy. Ví dụ, cổng Nam của thành mới nhìn thẳng vào núi Đún, đó cũng là cái cổng đá hùng tráng lớn chưa từng thấy. Cũng có lúc họ nói sang chuyện sách vở
- Lúc còn ở ngôi, ta có đọc “Nhật tân thập nhị sách” của khanh - Thuận Tôn vừa nói vừa nhìn thẳng vào mắt Nguyễn Cẩn - Đọc xong bài sách, ta nghĩ bụng: Con người này đáo để đây, một con người cuồng nhiệt với chuyện cách tân - Nói tới đây cựu vương cười giòn - Vả lại ta cũng là người cách tân. Việc thoái vị của ta chẳng là một việc cách tân hay sao?
- Thưa nguyên quân, thần trộm nghĩ, việc người theo lẽ tuỳ thời, đó là điều đáng kính.
- Ta chẳng muốn bàn về chuyện đó. Chỉ xin hỏi ngươi một điều: Trong thập nhị sách kế sách, ngươi đặt lên hàng đầu là sĩ sách; Ngươi luận bàn nhiều về kẻ sĩ; có một điều ngươi không bàn tới, bậc quân vương có phải là kẻ sĩ không?
Nguyễn Cẩn ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói:
- Nên chia các bậc vua chúa ra làm ba loại: hôn quân, hiền quân, và minh quân. Khỏi cần nói tới hôn quân, còn lại hai bậc hiền quân và minh quân. Thần run sợ mà xin luận bàn...
- Ngươi cứ thành thật, bạo dạn mà nói - Ở nơi rừng núi này, nào ai còn có thể bắt tội nhà ngươi. Thực ra, vua là người cầm đầu kẻ sĩ trong thiên hạ, xử dụng kẻ sĩ, điều hành kẻ sĩ, nếu không phải là một kẻ sĩ, thì đó là điều bất hạnh cho dân. Biết tôn trọng một kẻ sĩ làm thầy mình. Làm bạn mình, điều đó chỉ có được ở một ông vua mắt biếc.
- Ta biết, ông vua bích nhãn là đấng minh quân.
- Thực ra, trong sử sách thấy hiếm khi ghi lại một ông vua nào là kẻ sĩ. Nhưng một bậc minh quân bao giờ cũng là một kẻ sĩ lớn. Không những bích nhãn mà còn thiên nhãn. Nhìn thấy rất xa, mà cũng nhìn thấy rất gần. Thấy được cái bất biến mà cũng thấy được cả cái hằng biến...
- Còn bậc vua hiền?
Mắt Nguyễn Cẩn chợt sáng lên. Ông ta đã nhập cuộc vào những ý tưởng thường nung nấu. Bao nhiêu dồn nén bỗng được bung ra. Hầu như Cẩn đã quên mất trước mắt mình là một ông vua mới thoái vị; hoặc giả ông còn nhớ, nhưng đó là một vua thoái vị sa cơ; hoặc giả ông không có tâm địa coi thường, nhưng trong lòng Cẩn lúc này ý tưởng đang sục sôi, chúng cần bộc lộ:
- Ông vua hiền ư? Có thể đôi khi cũng là kẻ sĩ, nhưng thứ kẻ sĩ bất túc. Bởi lẽ, thông thường họ chỉ biết đến cái lý nhu yếu. Lúc nào trên cửa miệng cũng chỉ có câu: nhu nhược thắng cương cường. Những con người của thời rủ áo, toạ hưởng kỳ thành. Đất nước ta cũng chẳng thiếu... các vị vua hiền... kiểu như vậy.
Nhưng tại sao đất nước vẫn rơi vào loạn lạc? Vua không thương dân ư? Thương chứ! Vua giảm cả sự xa hoa, yến tiệc của riêng mình, sao nơi hang cùng ngõ hẻm vẫn vang lên lời kêu than đói khát? Bởi vì các ông vua đó không biết tới sự sấm ran chớp giật; nói đến chuyện thay da đổi thịt là xám ngoét, run rẩy. Non sông, qua một thời gian dài trơ ỳ, đã trở nên cứng quèo, thối rữa. Hồn núi sông như ngủ mơ trên đống vàng. Tất cả trở nên ù lỳ, hèn yếu; đâu đâu cũng bốc lên mùi xác rữa. Cần phải lột xác. Non sông gấm vóc cần phải hồi xuân, dù phải qua máu lửa, chết chóc, tàn phá, lụi tàn...
Lúc đó chiến tranh sẽ tới, bão tố sẽ tới. Sự tàn khốc thổi ngọn cuồng phong trải khắp núi sông. Chỗ nào cũng đầu rơi máu chảy. Tiếng than khóc vang tận chín tầng mây... Nhưng sự thay da đổi thịt ấy là cần thiết, nó cũng có cái hay. Nếu non sông đứng vững, nó sẽ tươi trẻ lại, những thứ thối rữa bị cuốn trôi đi, chỉ còn để lại những mầm sống mạnh mẽ. Qua thời lột xác, non sông sẽ bừng tỉnh dậy... Thế đấy! Bi thương lắm! Trong cuộc đổi đời, biết bao nhiêu người bị cơn bão cuốn phăng, bị ném vào lửa không thương xót... Cũng chính vì vậy, nên lúc này, ta cần có một minh quân. một ông vua đại trí
Những lời nói của Cẩn tưởng như bâng qươ, nhưng chúng như những mũi kim đâm vào lòng ông vua đạo sĩ Cẩn đang tự trấn an cho mình, hay ông ta đang đọc một bản án. Thuận Tôn thở dài, lời nói của Cẩn không phải không mang nhiều sự thực, nhưng nó đầy nét bi thảm. Nó tôn vinh sự cương cường, hạ nhục sự mềm yếu thậm chí nó kết án tất cả những ai yếu đuối, ném tất cả vào lò lửa để cho cái nóng địa ngục, tôi luyện, để lúc ra lò ai không chịu được sẽ tan biến đi, nhường chỗ cho những mầm sống tinh khôi... thức dậy... Chả trách, Cẩn được thái sư dùng làm người tâm phúc. Ông ta đầy nhiệt huyết tới mức mê cuồng... Nhưng mà ngày mai khi tất cả đã tinh khôi.. Cẩn sẽ thành người ra sao?... Liệu sự nhiệt tâm của Cẩn sẽ biến đổi thành cái gì? Dù là cái gì nữa, thì đó cũng là chuyện ngày mai; còn ngày hôm nay ta là kẻ mềm yếu, thậm chí còn là vật cản trở... Số phận của ta thế nào? Cẩn đã báo cho biết rồi đấy ông vua hẩm hiu thầm nghĩ như vậy trong lòng. Đoạn cuối những lời nói của Cẩn. Thuận Tôn bị những ý nghĩ riêng của mình kéo đi, nên không nhớ được. Song. cần gì nữa. Cái chính đã được tỏ lộ...
Lúc này Nguyễn Cẩn lấy ra một chiếc liễn nhỏ, ủ trong chiếc ấm giỏ sơn son thiếp vàng.
- Đây là canh hồng sâm. Vua mới lên ngôi nhà Minh nhân các sứ thần sang mừng, đã ban cho các vua ngoài cõi mỗi người một hộp sâm quý. Thái sư dặn phải nấu cho đúng cách, dâng lên nguyên quân. Sợ rằng tiểu đồng trên núi quê mùa, thô lậu, không biết nấu, làm hỏng vật quý, nên thần đã đem viên ngự thiện từ Thăng Long tới đây, chuẩn bị nấu từ đêm hôm qua, để dâng lên mời nguyên quân thưởng thức.
Thuận Tôn chợt nhìn chằm chằm vào liễn canh sâm. Ông đã hiểu. Ông gật đầu mỉm cười, đỡ lấy bát canh còn nóng hổi được múc ra toả hương thơm nức. Ông nói:
- Ngửi mùi đã thấy ngon lắm? Để ta ăn ngay món quý ta đã quên mùi nó từ lâu. Ta nghe nói ăn thứ sâm này sẽ sống lâu... trăm tuổi.
Rồi vừa cười, ông vừa húp sụp soạt một cách ngon lành. Trong khi đó, con vượn nhỏ rối rít chạy quanh và rên lên những tiếng lạ lùng. như lo sợ, như vừa thấy một chuyện bất thường đã xảy ra. Nguyễn Cẩn mắt tươi lên. Ông ta kính cẩn quỳ lạy, rồi mới quay xuống núi. Sau lưng, trong động đá, con vượn nhỏ vẫn cuống quýt kêu ầm ĩ.
Sáng hôm sau, Nguyễn Cẩn lại leo lên quán Ngọc Thanh. Ông ta trằn trọc suốt đêm qua, cứ luôn nghĩ tới bát canh sâm. Và hôm nay lên núi, Cẩn có vẻ nóng lòng. Cẩn sộc ngay vào điện thờ không thấy Thuận Tôn, vội rẽ sang động đá. Ông ngạc nhiên khi thấy con vượn nhỏ đang đánh đu trên đám giây leo thả mành trước hang. Cẩn càng ngạc nhiên hơn nữa khi thấy ông vua đạo sĩ đang thanh nhàn uống trà trên sập đá. Thấy viên học sĩ sững người đứng nhìn, Thuận Tôn lên tiếng gọi:
- Nhà ngươi đến thật đúng lúc. Trà thái sư biếu ngon làm. Thứ nước Đạm Thuỷ ở ao Tích Lịch pha với trà này rất hợp. Thứ nước từ giữa lòng núi tuôn ra không một chút bợn nhơ. Trà thơm. nước thanh tịnh, uống một chút tâm thần thấy hoàn toàn nhẹ nhõm. Ông vua đạo sĩ rót một chén trà mầu hổ phách đưa cho Cẩn. Viên học sĩ cầm chén nước ngẫm nghĩ. Sở dĩ Cẩn ngạc nhiên ngẫm nghĩ, bởi vì bát canh sâm hôm qua có pha thuốc độc. Thứ thuốc độc này không mùi vị, không gây đau đớn, người uống phải nó chỉ buồn ngủ, sẽ nằm xuống đánh một giấc dài, và không bao giờ thức dậy.
Thế mà sáng nay Thuận Tôn lại ngồi ung dung uống trà, có vẻ còn tỉnh táo hơn cả sáng qua.
Không phải Cẩn là người sắt đá đến nỗi chẳng còn trái tim. Giá như lúc này, trước mắt ông là ông vua đạo sĩ hiền hoà, mắt nhắm nghiền, nằm dài trên sập đá, chắc chắn Cẩn sẽ có chút mủi lòng, thương cảm; bởi vì suy cho cùng, có hận thù gì với ông ta đâu, hoàn cảnh buộc ông ta phải chết, cái lý tuần hoàn, bão tố thời cuộc buộc ông ta phải chết... Nhưng, lúc này, Thuận Tôn lại ngồi uống trà... Ông ta không dương dương tự đắc, nhưng sự ung dung tự tại của ông vua như chọc vào mắt Cẩn, biến đổi cảm nhận của Cẩn, làm ông thấy bối rối và bực bội. Cái lý của kẻ quyền sinh quyền sát mà. Tại sao ông ta không sợ sệt? Nếu không sợ sệt cũng phải lo lắng chứ. Tại sao ông ta không như một người thường? Khối cơ hội đấy, sao không trốn chạy? Hay Thuận Tôn nghĩ rằng ông ta thoái vị đi tu là đủ. Dù sao ông cũng là con rể thái sư Quý Ly. Nhưng lòng dân lại cứ hướng về nhà Trần. Bọn quan trong triều lại cứ muốn dựng một lá cờ đại nghĩa vì ông. Mấy đám giặc cỏ, thanh thế chẳng có gì, cũng phất cờ phò Trần, chúng mọc lên như nấm ở khắp nơi... Thái sư buộc phải muốn ông ta chết.
Chén trà truyền hơi nóng và lòng bàn tay đã nguội đi, Cẩn vẫn mải nghĩ, quên uống. Chợt giọng Thuận Tôn cất lên làm Cẩn giật mình:
- Ông đang nghĩ tới lẽ sống chết ư? Ta biết lắm chứ...
Ô hay? Ông ta đoán được ý nghĩ của ta. Thế là hai con người chuyển sang chơi trò nhàn phiếm luận trong hang đá lạnh. Lòng Cẩn đang bộn bề, nhưng Cẩn lại có thể bình tĩnh nói về lẽ huyền sống chết:
- Hạ thần trước khi tới đây, có vào thăm chùa trên núi Đông Sơn, nghe nói có vị danh ni đắc đạo thấu được sự huyền nhiệm, coi sống chết bình đẳng, đã một mình ngồi thiền giữa núi sâu rừng rậm, không ăn uống suốt hai mươi mốt ngày đêm. Hổ lang ngồi chồm hỗm vây quanh.
Thuận Tôn cười:
- Vị sư nữ này ta biết. Người đời kính mộ bà ngang hàng với các bậc cao tăng. Chính cha ta Trần Nghệ Vương đã ban hiệu cho bà là “Tuệ Thông đại sư” . Lúc già bà về tu trên núi Đông Sơn gần đây. Một hôm bà nói với đệ tử rằng: “Ta muốn đem tấm thân hư ảo này bố thí cho lũ hổ lang ăn một bữa no”. Rồi bà đi một mình vào thiền định trong rừng sâu gần một tháng. Song chẳng con hổ nào dám xông vào ăn thịt bà cả.
- Tuệ thông đại sư. Nghĩa là con mắt bà nhìn thấu được cả lòng người?
- Ta nghe nói trong lòng ông vẫn có một giọng nói vang lên khuyên nhủ?
Nguyễn Cẩn giật mình: nhà vua biết cả chuyện riêng của ta ư? Rồi Cẩn trả lời:
- Vâng, tiếng nói ấy vẫn vang trong đầu óc hạ thần. Nó báo về một thời đã hết và một thời đang tới.
- Chính vì thế nên ông là người cuồng nhiệt nhất. Cuồng nhiệt để dẫn đất nước đi thật hối hả, đi cho nhanh.
- Hạ thần biết nói sao. Điều bí ẩn của non sông vốn là như vậy phải như vậy.
- Ông là kẻ mê cuồng quá đỗi - Thuận Tôn chợt thở dài - Ta là kẻ đi theo đạo nhu mềm, thong thả. Mà này ông Cẩn! Ta biết lòng ông đang xáo động. Ta cứ tưởng lòng ông sắt đá... Hoá ra... Ông vẫn còn chút yếu mềm... Vậy nên ta chẳng thù ghét ông đâu... Ông cứ tưởng ta không biết gì khi ta uống bát canh sâm của ông? Thái sư giao việc đó cho ông. Và tay ông đã run lên khi ấy... Còn tiếng nói vẫn thường vang lên trong hồn ông... đàm thoại với ông... chỉ dẫn cho ông, đó là tiếng của ai?... Người ta vẫn bảo đó là tiếng nói Phật. Nhưng ta nghĩ đó chính là tiếng của ông. Ông tự phân thân ra thành hai: một là tiếng nói hư ảo, một là tiếng nói trần thế Hai nhưng một. Ông tự nói với mình đó thôi. Phật nào nói. Phải phân làm hai bởi vì lòng ông còn dằng xé. Phải đối thoại với chính mình để tự trấn an, để vững lòng tin, bởi vì con đường ông đang đi thật là khốc liệt.
Nguyễn Cẩn ngồi im nghe ông vua đạo sĩ nói. Có bao giờ Cẩn lặng im lâu như thế? Còn Thuận Tôn cũng ngừng lại một lúc rồi mới tiếp:
- Ông mới đến chùa núi Đông Sơn một lần... chắc ông chưa biết cặn kẽ về Tuệ Thông đại sư. Để ta kể nốt đoạn cuối lúc đại sư thị tịch. Ta may mắn có duyên hạnh ngộ, thủa nhỏ, được gặp bà một lần. Người từ bi, gầy guộc nét mặt giống hệt như La Hán, nhất là đôi mắt tuệ thông suốt dịu dàng. Sau khi vào rừng, hổ lang không dám ăn thịt, đại sư về chùa ngồi thiền suốt mấy tháng ròng, rồi ngồi thản nhiên mà hoá. Trước lúc thị tịch, người có dặn: “Sau khi ta đi, hãy bớt lại chút xương để chữa bệnh cho người đời”. Đám đệ tử không nỡ, cho hết xương vào hộp phong lại. Qua một đêm, lúc trở dậy, thấy có một chiếc xương cùi tay nằm trên bàn, ở ngoài hộp. Về sau, ai có bệnh đến cầu, mài xương với nước đem cho người bệnh, không ai là không khỏi...
Nguyễn Cẩn ngạc nhiên khi nghe câu chuyện, ông không hiểu được Thuận Tôn định nói gì. Nhà vua chỉ bảo:
- Thôi! Ông về đi, đã đến lúc ta phải ngồi tĩnh toạ. Ông cứ yên tâm...
***
Cả đêm hôm ấy Thuận Tôn ngồi diện bích. Ông quay mặt vào vách đá, quên cả cái lạnh mùa xuân từ vách núi luồn qua lần áo mỏng xuyên vào da thịt, quên cả tiếng gà rừng gáy lúc nửa đêm và tiếng chân của loài hổ lang lởn vởn trên lưng chừng núi, quên cả tiếng hú sầu muộn của những con vượn, tiếng hú buồn bã của kiếp sống nguyên thuỷ cô đơn. Ông đã sinh ra kiếp bày đàn, đã náo nức với kiếp bày đàn, rồi lại trở về nơi hoang dã với nỗi buồn nguyên thuỷ - Cái ngưỡng chăng? Vượt qua cái ngưỡng chắc là sự an nhiên hoà đồng mà sự xao động ngờ vực vẫn làm chân con người lưu luyến.
Cho đến lúc cả khu rừng bỗng rộn rã tiếng gà. Mỗi quả núi có vài ba con gà trống ngự trị. Gà núi nọ gọi gà núi kia. Tiếng gà gáy bình minh bổng trầm lúc xa lúc gần; tiếng con gà tre lảnh lót, tiếng con công trầm đục, lại cả tiếng lũ gà cồ ở xóm chân núi hùng dũng và náo nhiệt, tiếng người tranh với tiếng rừng... Tất cả làm rung rinh những làn sương sớm đang trôi ngang khu cổ tự
Thuận Tôn đã tỉnh dậy sau đêm dài tĩnh toạ. Tiểu đồng pha trà. Ông vừa uống trà vừa nghe tiếng gà. Bao nhiêu tiếng gà tranh nhau báo hiệu bình minh chợt làm ông mỉm cười. Và ông thở dài. Rồi, đột nhiên ông bảo tiểu đồng:
- Khách đã đến rồi đấy. Con ra cửa quán đón vào đây!
Khách đến cửa hang, nhà vua đã hỏi:
- Ông Vĩnh đấy phải không? Ta chờ ông... chờ lâu lắm rồi...
Phạm Khả Vĩnh quỳ sụp xuống lạy:
- Bẩm, thượng hoàng nguyên quân đã biết kẻ bầy tôi hèn mọn này đến đây rồi sao?
- Ta biết chứ! Đêm qua lúc tĩnh toạ, ta đã nhìn rõ thấy ông từ chân núi đi lên. Nhưng rồi ông đã dừng chân ngồi trước cửa quán Ngọc Thanh.
Vĩnh ngạc nhiên:
- Hạ thần không có mắt: Hoá ra bệ hạ đã tu được phép thiên nhãn. Mắt đã nhìn xa được ngoài tầm mắt người trần... đã nhìn thấu lòng người.
Ông vua đạo sĩ thở dài:
- Thái sư sai Nguyễn Cẩn tới đây... Hôm qua, nhìn bát canh sâm của Cẩn, ta biết ngay trong đó có gì. Nhưng, ta thản nhiên uống. Ta không bị lừa đâu. Song, ta cứ uống vì ta đã nghĩ kỹ rồi.. Ta uống vì lòng ta lúc này đã lạnh tanh. Ta đã chán cảnh tranh đua giành giật Ta không muốn vì ta mà sinh ra cảnh nồi da nấu thịt... Lạ lùng thay! Ta lại không chết. Có lẽ vì Cẩn, trong lúc bỏ thuốc độc vào bát canh, lòng đã xáo động, thuốc độc chẳng đủ liều nên ta thoát chết. Cũng có thể, vì công phu tu luyện của ta đã đến mức, khiến thứ thuốc độc kia chẳng hại được. Lại có thể vì người pha chế, lúc ra tay, còn có chút xót thương... Nhưng, này ông Vĩnh, thái sư đã sai Nguyễn Cẩn tới đây chăm sóc cho ta; còn ông, ông đến để làm gì?
Tướng quân Phạm Khả Vĩnh vẫn quỳ mọp dưới đất.
- Hạ thần thực muôn phần đắc tội.
- Này ông Vĩnh? Chắc ông biết câu chuyện bà sư ở chùa Đông Sơn gần đây, muốn đem tấm thân hư ảo bố thí cho lũ hổ lang trong rừng. Ngồi suốt một tháng ròng giữa lũ hổ lang, mà chúng chẳng dám ăn...
- Hạ thần thực muôn phần đắc tội - Vĩnh nhắc lại câu nói cũ - Lũ chúng thần đúng là lũ hổ lang...
- ý của ông, ông chẳng nỡ nói ra chứ gì. - Thuận Tôn nhắm mắt buồn rầu - Thôi để ta nói hộ cho - Ta đọc được những ý nghĩ của ông. Thái sư sai Nguyễn Cẩn đi nhưng vẫn chẳng yên tâm. Thái sư sốt ruột sai ông đi tiếp, ông là thượng tướng quân. Giết một ông vua chân yếu tay mềm đã hết quyền như ta mà phải dùng đến tay một tướng quân!...
Phạm Khả Vĩnh như không nén nổi được nữa, ông ta ngồi bật dậy.
- Tâu đức vua, dù có thế nào, xin người cũng đừng nghi ngờ lòng trung hiếu của hạ thần. Nhà thần mấy đời nay đều ăn lộc nhà Trần.
- Ta biết. Trong trận đánh Chế Bồng Nga, cha ta chỉ ban tước hầu, và phong chức thượng tướng quân cho hai người, đó là Trần Khát Chân và ông. Ta còn biết, trước khi chết, cha ta dặn đò hai người phải là hai cây cột trụ, cầm giữ binh quyền bảo vệ cơ đồ nhà Trần... Hỡi ông xa kỵ thượng tướng quân? Người ta còn báo với ta rằng ông và Trần Khát Chân là một. Ông là kẻ phục Trần, nhưng ông nằm im...
Lúc này Phạm Khả Vĩnh vẫn ủ rũ cúi đầu. Ông như muốn nói mà không nói nổi. Thuận Tôn nhíu mày.
- Dùng một kẻ chịu ơn sâu của nhà Trần... đi giết một ông vua nhà Trần... Ông bố vợ của tôi thực là sâu hiểm... Ông không cho phép ai nằm ngoài vòng cơn lốc... Thái sư bắt ông phải nhúng chàm... tay ông phải nhúng vào máu nhà Trần... Ông lừng chừng cũng chẳng được ông phải đồng loã... hoặc là chống đối... Có đúng không? Hỡi ông xa kỵ tướng quân!... và thế là ông chịu mang tiếng nhơ nhuốc... chỉ cốt...
Phạm Khả Vĩnh phủ phục dưới đất
- Vâng, thần xin chịu nhơ nhuốc. Chỉ cốt ngôi nhà Trần bền vững...
- Ông nói nữa đi... Ông không nỡ thốt thành lời sao?... Vậy thì ta nói tiếp cho ông nghe... Các ông đã bàn tính... cho rằng nếu Khả Vĩnh giết vua... thái sư sẽ không nghi... Vĩnh sẽ nằm im chờ thời... à, ta hiểu rồi ý của các ông còn một điều này nữa... Các ông muốn mượn cái chết của ta để làm một cái cớ... tụ hợp lòng dân... phất cờ đại nghĩa trừ kẻ đại nghịch vô đạo... Ta sống cũng được... Ta chết cũng được... Dù thế nào các ông cũng xử dụng được. Có phải vậy không? Có đúng không? Có đúng không? Có đúng không?
Phạm Khả Vĩnh ròng ròng nước mắt, quỳ lạy ba lạy:
- Chúng thần thật đắc tội với bệ hạ.
Vĩnh lại nhắc lại câu nhận tội. Người ông rung lên từng hồi vì xúc động. Còn Thuận Tôn, sau cuộc nói chuyện bỗng rơi vào tư lự. Ông thầm nhủ: Thế đấy! tất cả đều đến để cầu xin ta chết. Quý Ly mong ta chết đã đành, nhưng cả Khát Chân cũng muốn ta chết. Ai bảo ngươi sinh vào kiếp vua! Ai bảo người là ông vua hiền. Mà hiền thực hay là hèn? Ai bảo người tôn vinh sự mềm yếu, lại coi thường sự cương cường? Hỡi ôi. Kẻ làm quan làm vua có thể chẳng ác nhưng phải làm ác. Cái ác gắn với vua quan. Cái ác làm món ăn của vua quan. Cái ác là đôi cánh của vua quan. Thiếu cái ác một ngày, ngai vàng buồn rầu. Thiếu cái ác vài tuần trăng, ngai vàng rung rinh. Thiếu cái ác một năm, ngai vàng sụp đổ Cái ác là nguồn sống của vua quan. Điều đó đã ghi rành rành trong sách sử. Ôi? Cô đơn? Ta sinh ra trong xứ sở cô đơn. Cái ác, cái cuồng nộ bao giờ cũng sống bày đàn đông đúc. Còn cái hiền hậu tốt lành, lại chỉ như những nụ hoa yếu ớt và lẻ loi. Cái hiền hoà của ta là tội lỗi ư? Vả lại cái tàn nhẫn cuồng nộ phải đâu kém phần quyến rũ? Sao mà ta thấy thương ta. Ta thương ta tức thương kiếp của vạn loài. Thôi thì... ta hãy bắt chước bà sư già Tuệ. Thông bố thí tấm thân hư ảo này cho lũ hổ lang... Thuận Tôn mỉm cười với ý nghĩ của mình. Ông mở mắt ra, dứt dòng tư lự, bảo xa kỵ tướng quân:
- Ông Vĩnh. Đứng lên đi. Ta chấp nhận lời thỉnh cầu của các ông... Nhưng nên nhớ một điều: sự cuồng ngộ, dù của ai, ở đâu, cũng chẳng dẫn tới bến bờ... Ta biết các ông đều mong ta chết, muốn dùng cái chết của ta, nhưng lại chẳng ai - muốn tự mình ra tay... Thôi thì ta cũng tránh tiếng cho các ông. Ta sẽ tự chết. Đêm nay, ta sẽ hoá thân... Còn ông, ông hãy đi đi. Ta không muốn trông thấy mặt các ông cho đến khi ta chết.
Buổi sáng, Trần Thuận Tôn xuống Hy lăng, thắp hương trước mộ Nghệ Hoàng và khấn: “Trước vong linh tiên tổ, con là kẻ có tội. Dù sấm sét nổi lên đùng đùng xé xác con làm muôn mảnh, cũng không đủ đền tội. Nhưng xin hãy thứ tội cho con. Con không muốn cảnh núi sông xương máu, nồi da nấu thịt. Con không đương nổi việc gánh vác chăn dắt muôn dân, vạch đường cứu nước. Nhưng con nghĩ tội với dân còn nặng hơn tội với tổ tiên. Con xin chịu muôn lời xỉ vả, chịu xuống địa ngục cho xứng tội này”. Ông quỳ phục trước mộ cha rất lâu. Sau đó, ra ao Tích Lịch. Nước trong văn vắt và lạnh buốt. Ông mặc cả quần áo trầm mình dưới nước, để cho đàn cá chép đỏ vây quanh. Tay ông cầm vắt cơm bẻ dần, vứt cho lũ cá. Ông chìa tay ra, có con cá nhỏ rúc đầu vào lòng bàn tay kiếm mồi. Ông nói với cá: “Đây là vắt cơm cuối cùng ta bố thí cho các con”. Cả Nguyễn Cẩn, cả xạ kỵ tướng quân Phạm Khả Vĩnh đều chỉ dám nấp nhìn ông từ xa, không dám lại gần. Đêm hôm ấy, họ tụ tập chầu chực suốt đêm ở quán Ngọc Thanh. Thượng hoàng nguyên quân Trần Thuận Tôn ngồi tĩnh toạ trên thạch sàng, trong hang đá lạnh. Bằng phép bí truyền, ông vua đạo sĩ trút dần hơi thở vào không gian, để cuối cùng tấm thân gầy cứng lại, lạnh toát như băng. Tiểu đồng đứng hầu ngoài cửa hang. Chỉ có con vượn nhỏ ở bên mình ông vua đạo sĩ. Nó rên rỉ, và cũng như lần trước ôm chặt lấy ông, vòng tay quanh cổ, chân quặp quanh người, tim áp vào tim. Con vượn muốn như lần trước cố dùng chút hơi nóng để sưởi ấm, làm sống lại trái tim cô đơn thoi thóp của ông, nhưng lần này không được. Quá giờ dần, thì ông vua ra đi vào cõi vĩnh hằng.
***
Lúc Hồ Nguyên Trừng và Thanh Mai cưỡi voi đến núi Đạm Thuỷ: tấn bi kịch của ông vua cuối cùng nhà Trần đã kết thúc. Cẩn nói với Nguyên Trừng:
- Đức vua muốn được chôn cạnh đức Nghệ Hoàng. Hạ quan đã chôn cất ngài theo sở nguyện.
Con vượn nhỏ, sau khi xác nhà vua đã nhập quan, cứ phủ phục nằm dưới quan tài, bỏ ăn bỏ uống. Lúc chôn vua, con vật chết theo. Nghĩ rằng, nhà vua chỉ có nó là kẻ gần gũi nhất; từ lúc vua hoá điên cho đến lúc đi tu, nó luôn ngày đêm ở bên ngài; vì vậy cũng cho nó một nấm mồ con cạnh mả vua.
Nguyên Trừng thở dài:
- Thế cũng phải - Trừng dặn dò - Sau đây, ông phải xây cất lăng mộ cho nhà vua được đẹp đẽ. Rồi ông phải nhanh chóng trở về Tây Đô. Cha ta nhắc nhở ông như vậy.



Hết Chương 3 Nguyên Trừng . Mời bạn xem tiếp : Chương 4 Sau khi đến lỵ sở ở Bình Than .

Trang Chủ
1
01
© xinh9x.wapsite.me