wap doc truyen sex online trên di động.
quay lén em 95 phang nhau trong nhà nghỉ với bạn trai price:0,7$

Xinh9XX.SEXTGEM.COM
chào mừng bạn đã đến với wapsite dành cho điện thoạixinh9x.wapsite.mechúc các bạn online vui vẻ ! !
19:07 | 21/11/24
price:0,7$
quay lén clip nư sinh câp3 trong nhà vệ sinh với bạn trai(price:0,7$)
truyen sex
tải tại đây
hoàng thùy linh tiếp tục tung clip lên mạng hot

Tải Video Này

Lượt xem: 199,406
Dung lượng:1283 KB
Thời gian:2p 47price:0,7$
truyen sex hay năm 2014truyen sex
watch sexy videos at nza-vids!
20 Nữ nhân Trung Quốc
Tại tỉnh Quảng Tây vào thời nhà Minh, Đan Miêu nổi loạn. Các nơi đều phải đem binh lính đến đó đánh dẹp.


Lúc đó tại xứ Lâm An, Vương Trung dẫn một đạo binh đến chiến trường, nhưng vì đến chậm, bị nhà vua giáng chức làm Thiên hộ vệ quân tại quận Nam Dương.


Ông có một người con trai tên là Vương Bửu, vì có sức mạnh phi thường, nên bị quan khâm sai lưu dụng trong binh lính. Ngoài ra còn có hai con gái, tuổi cập kê; người lớn là Kiều Loan, người nhỏ là Kiều Phượng. Kiều Phượng kém chị hai tuổi, từ nhỏ được gửi nuôi ở nhà bà ngoại, lớn lên cùng với người anh con cậu đính ước hôn nhân.


Riêng Kiều Loan, tuổi xuân phơi phới,chưa ai lọt vào mắt xanh, năm tháng lặng lẽ trong phong khuê vui với sách đèn thơ mộng.
Nàng rất thông minh, lại được cha mẹ nuông chiều cho nên từ nhỏ đã thông kinh bác sử, văn hay chữ tốt. Nếu là con trai thì đã chiếm được bảng vàng, phò vua giúp nước, danh tiếng lưu truyền thiên thu.


Lòng nàng canh cánh nỗi niềm riêng có ai mà hiểu thấu. Ngày xuân đáng giá ngàn vàng, hoa xuân dẫu tươi đến đâu cũng phải có ngày tàn tạ.


Nỗi niềm đó được một người biết đến, đó là Tào Di. Tào Di là cô của mẹ Kiều Loan, vì góa bụa nên phu nhân đem về nuôi dưỡng.


Một hôm vào tiết thanh minh, khí trời mát mẻ, hoa cỏ xinh tươi, Kiều Loan dắt Tào Di và mấy người hầu gái đến vườn hoa chơi. Hoa xuân bát ngát, cảnh xuân tưng bừng vui vẻ. Giữa lúc ấy, bên vách tường bỗng có một chàng thanh niên, đăm đăm nhìn Kiều Loan không chớp mắt.


Kiều Loan thoắt trông lại, bắt gặp đôi mắt kia, làm cho nàng e thẹn, đôi má ửng đỏ, cúi nhìn xuống đất. Như thấy đôi mắt chàng trai cứ theo mãi mình, Kiều Loan vội núp sau lưng Tào Di và giục Tào Di trở về.
Tào Di thấy Kiều Loan đang vui vẻ bỗng nhiên bối rối, không hiểu vì lẽ gì, nhưng cũng không dám hỏi. Kiều Loan rẽ bước vào phòng, bọn tì nữ cũng theo sau. Cảnh vật trong vườn hoa bỗng hiu quạnh, chàng thanh niên kia thấy không còn ai, mới lần bước đi vào.
Người đẹp đã vắng bóng, nhưng dư hương còn phảng phất đâu đây. Chàng chống tay ngồi trên ghế thở dài, như bâng quơ tiếc một cái gì đã mất. Sắc đẹp của Kiều Loan làm cho chàng thấy cả vườn hoa như không còn tươi thắm nữa.


Đang lơ mơ chợt chàng thấy dưới gốc cây có vật gì trăng trắng. Chàng bước đến gần, xem kỹ thì ra chiếc khăn the, mùi hương còn nồng đượm. Chàng thư sinh bèn mỉm cười rồi nhặt chiếc khăn lên. Chàng nâng chiếc khăn trong bàn tay, mân mê trìu mến.


Bỗng bên vách tường có tiếng động, rồi một bóng thiếu nữ xuất hiện. Chàng thư sinh giật mình núp sau mấy gốc liễu.


Sau khi đoán biết cô gái kia là con hầu của người đẹp đến tìm chiếc khăn the vừa rơi lúc nãy, chàng thư sinh mới lấy tay vẫy nữ tì đến gần mà nói:
- Này cô gái kia! Đừng tìm phí công vô ích, chiếc khăn đã rơi vào tay người khác mất rồi.


Thị tỳ nhìn chàng thư sinh thấy chàng ta có vẻ phong lưu tuấn tú, bèn bước đến kính cẩn chào và nói:
- Thưa công tử, nếu quả thật công tử lượm được chiếc khăn thì xin vui lòng trả lại cho, ơn ấy không bao giờ dám quên.
Chàng hỏi:
- Chiếc khăn ấy của ai đánh rơi mà cô đòi trả lại?
- Thưa, chiếc khăn ấy của tiểu thư tôi.
Chàng thư sinh mỉm cười nói:
- Như vậy thì phải đích thân tiểu thư cô đến đây hỏi xin mới được.
Tỳ nữ ngạc nhiên, nhưng thấy chàng thư sinh có vẻ sang trọng, ăn nói văn hoa, nên không dám sỗ sàng, vội cúi đầu thưa:
- Xin công tử cho biết quý danh, và hiện ngự ở đâu để tôi về thưa lại với tiểu thư tôi.
Chàng đáp:
- Tôi họ Chu tên Đình Chương, người quận Ngô Giang, cha làm Tư giáo học viện, hiện ngụ tại ngay mé sau tôn phủ.
Tỳ nữ reo lên:
- A! Té ra công tử đây ở ngay mé sau phủ mà lâu rồi tôi không biết. Tiểu thư tôi là Kiều Loan, con của quan Vương Thiên hộ, ở phủ đường này.
Đình Chương lại hỏi:
- Tiểu thư của cô tên Kiều Loan, rất đẹp, vậy còn cô tên là gì?
Tỳ nữ e thẹn, chúm chím miệng cười đáp:
- Em tên là Minh Hà.
Đình Chương nói:
- Tên cô cũng đẹp nữa, đẹp cả đôi. Nhưng thôi, bây giờ tôi nhờ cô đem dùm bức thư của tôi trở về trao cho tiểu thư cô được chăng?
Minh Hà không muốn nhận, nhưng e lại làm phật ý Đình Chương, thì chàng không trả lại chiếc khăn, nói:
- Vâng, công tử cứ trao cho tôi.


Nói xong, chàng nhảy qua bờ tường đi mất.


Một lúc sau, Đình Chương trở lại, tay cầm một tấm hoa tiên, trao cho Minh Hà.


Minh Hà chỉ thấy thư mà không thấy chiếc khăn, trong lòng không vui nói:
- Đã không trả lại khăn mà còn bắt trao thư cho tiểu thư, tôi thực không dám nhận.
Đình Chương nói:
- Cô đừng lo, hễ tiểu thư cô nhận thư và phúc đáp thì tôi sẽ trả khăn ngay.


Minh Hà cực chẳng đã phải cằm lấy tấm hoa tiên của Đình Chương bước về nội phủ.


Kiều Loan đang ngồi chờ tỳ nữ ở phòng. Lòng nàng lúc nào cũng như có cái gì bận rộn lắm. Đôi mắt hững hờ dưới làn tóc mây óng ả.
Nàng nhớ lại ánh mắt chàng trai, mong ước được cùng chàng kết tóc xe tơ.


Còn đang suy nghĩ, thì Minh Hà từ ngoài cửa bước vào, Kiều Loan cố giữ vẻ thản nhiên, hòi:
- Sao? Có tìm được khăn không?
Minh Hà nói:
- Thưa tiểu thư, chiếc khăn đó đã lọt vào tay chàng công tử khi chiều...
Kiều Loan thở dài, ngắt lời:
- Chàng công tử khi chiều nào?
Minh Hà luýnh quýnh nói tiếp:
- Chàng công tử khi chiều nhìn trộm tiểu thư ấy.
Thấy Minh Hà cũng rõ việc đó, Kiều Loan giả vờ nghiêm nét mắt nói:
- Thế sao em không đòi?
Minh Hà nói:
- Em có đòi, nhưng chàng ấy lần khần không chịu trả. Đã vậy còn nói chuyện dây cà dây muống nữa mới bực chứ.
- Chàng ta nói những gì?
- Chàng ta tự giới thiệu lý lịch, tên họ và chỗ ở.
Kiều Loan mỉm cười hỏi tiếp:
- Thật quái gở, nhưng chàng ta tự giới thiệu như thế nào?
Minh Hà kể:
- Chàng nói chàng họ Chu tên Đình Chương, người huyện Ngô Giang, cha làm Tư giáo, ngụ sát bên vách phủ đường, chỉ cách có một bức tường thôi...
Kiều Loan nóng lòng hỏi:
- Thế sao chàng không chịu trả chiếc khăn?
- Chàng bảo nếu là khăn của tiểu thư thì tiểu thư phải thân hành đến nhận mới được.
Kiều Loan hỏi:
- Thế em trả lời sao?
- Em nói là để em về thưa lại với tiểu thư để tiểu thư định liệu, mà đã không trả khăn, chàng ta còn nhờ em đem thư này về cho tiểu thư nữa. Nếu tiểu thư trả lời, thì chàng ta sẽ trả thư ngay.
Nói xong Minh Hà rút tấm hoa tiên trong túi trao cho Kiều Loan.
Kiều Loan cố nén xúc động trước mặt nữ tỳ, mở ra xem bên trong có bài thơ:


Phụ xuất giai nhân phận ngoại hương
Thiên công giáo phó hữu tình lang
Ân cần ký thủ tương tư cú
Nghĩ xuất hồng ty, xuất động phòng.


Tạm dịch:
Khăn rơi người đẹp đượm mùi hương
Tạo hóa xúi người dạ vấn vương
Tha thiết, tương tư tình nhắn gửi
Chỉ hồng nối giúp mối duyên thơm.


Đọc xong mấy câu thơ, nàng mới nửa mừng nửa thẹn. Không muốn cho Minh Hà hiểu nỗi lòng của mình, Kiều Loan dặn:
- Từ nay em đừng đòi chiếc khăn ấy làm gì nữa, chớ sinh việc lôi thôi, và chàng ta có nhờ đưa thư cũng đừng nhận nữa, coi như việc đó không có thôi.


Tuy nhiên, tình đầu xúc động, Kiều Loan nằm một lúc song lại ngồi dậy ngay, đi đi lại lại trong phòng, rồi lấy tấm hoa tiên đề thơ phúc đáp:


Bích ngô chỉ hứa lai kỳ phượng
Thúy trúc na dung nhập lão nha
Ky dữ di hương cô lãnh khách
Mặc tương tâm sự loạn như ma!


Tạm dịch:
Ngô xanh chỉ đợi về chim phượng
Trúc biếc đâu cho đậu bóng ô
Nhắn gửi khách xa nơi quán trọ
Dừng gây tâm sự rối như tơ.


Viết xong, Kiều Loan đưa cho Minh Hà, theo ngõ vườn sau không cho ai thấy, trao lại cho Đình Chương.

Minh Hà vâng lời, bỏ bức thư vào túi áo, mở cửa sau bước ra. Giữa lúc Đình Chương đang nóng lòng trơ thẩn đợi chờ.
Thấy Minh Hà bước đến, Đình Chương mừng rỡ hỏi:
- Tiểu thư có thư trả lời cho tôi đấy chứ?
Minh Hà tủm tỉm cười tinh quái:
- Có, nhưng công tử phải trả lại chiếc khăn trước đã.
Thấy dáng điệu Minh Hà cũng dễ mến, Đình Chương cũng mỉm cười đáp lễ , và nói đùa:
- Tiểu thư của cô đã phúc đáp, tôi tưởng chiếc khăn kia tiểu thư của cô cũng chưa cần thiết lắm đâu. Hãy đưa thư đây cho tôi xem rồi hẵng hay.
Minh Hà trao tấm hoa tiên cho Đình Chương, chàng mừng rỡ mở ra đọc.
Lời lẽ trong thư khiến Đình Chương phải khâm phục. Tài này sắc ấy ngàn vàng khó mua. Đình Chương bảo Minh Hà:
- Cô chờ đây một lát, tôi có bài thơ xin gửi lại. Nói xong chàng liền chạy về phòng lấy bút ra làm một bài thơ tứ tuyệt đem trao cho Minh Hà.


Bàng cứ đầu môn diệc hữu duyên
Dị hương cô lãn quả kham liên...
Nhược dung loan phượng si thê thụ
Nhất dạ tiêu thanh nhập cửu thiên.


Tạm dịch:
Duyên đâu dun dủi bên nhà
Bước chân lữ thứ ngàn xa vướng tình...
Ví bằng loan phượng ba sinh
Đêm trường tiếng sáo lung linh mộng hồn.


Minh Hà cầm bức thư gắt hỏi:
- Khăn không chịu trả mà cứ thư từ qua lại mãi thế này sao? Nếu không trả lại khăn không nhận thư đâu.
Đình Chương thấy Minh Hà nũng nịu, bèn nói:
- Thì tôi hãy làm ơn cho tôi, nếu công việc thành tôi sẽ đền đáp chứ sao?


Thấy Minh Hà buồn bã không nói, Đình Chương rút trong tay áo ra một chiếc trâm vàng đưa cho Minh Hà và nói:
- Đây, tôi xin đền ơn, chiếc trâm vàng này tôi xin tặng cô vậy.
Thấy chiếc trâm vàng, Minh Hà mặt mày tươi tỉnh hẳn, cầm thư và nói:
- Được, em sẽ cố gắng giúp công tử, còn được hay không, đó lại là việc khác.
Nói xong tì nữ bèn vụt chạy về nội phủ trao thư cho Kiều Loan.
Kiều Loan mở thư ra đọc, nhưng nét mặt không vui.
Minh Hà nói:
- Trong thư không xúc phạm gì đến tiểu thư mà tiểu thư lại có vẻ buồn bã vậy.


Kiều Loan là người con gái kín đáo, mặc dù vui cực độ, nàng cũng không muốn để cho bon tỳ nữ hiểu nỗi lòng mình.


Minh Hà thấy Kiều Loan không vui, ngỡ là mối duyên của chủ mình đang dang dở, trong lòng mừng khấp khởi muốn tìm cách làm cho Đình Chương tuyệt vọng, bèn nói:
- Tiểu thư là bậc kỳ tài, sao không viết một bài thơ trả lời mắng cho gã ấy một trận cho gã chừa cái tính ba hoa, hễ thấy gái đẹp thì toan bề trêu ghẹo?
Thấy Minh Hà lầm, Kiều Loan bèn lấy bút mực viết một bài thơ, có ý khuyên nhủ Đình Chương lo học hành đỗ đạt song cũng đừng quên mối tình đầu chớm nở. Trong đó có hai câu rằng:


Khuyên quân mạc tưởng Dương đài mộng
Nỗ lực công thư nhận hãn tâm


Tạm dịch:
Xin chàng chớ mộng Dương đài vội
Thơ phú sao cho đẹp mọi phần.


Minh Hà nhận thơ đi ra. Từ đó hai người cứ thơ đi thơ lại mãi. Mói tình càng ngày càng khăng khít. Minh Hà cứ phải đi lại mãi, ngày nào cũng phải qua lại vườn hoa để đưa thơ, nhận thơ.


Một hôm vào tiết Đoan Ngọ, Vương Thiên hộ bàt tiệc nơi vườn hoa, để gia đình vui mừng cảnh thanh nhàn.


Đình Chương hôm ấy núp rình bên khe tường, biết Kiều Loan ở trong đó, nhưng không làm sao gửi thư được. Đến cả Minh Hà cũng không có cách gì để thông tin tức.
Một ngày không nhận được thư của tình nhân, Đình Chương thấy dài đằng đẵng như ba năm.


Đương lúc buồn thiu ngồi thừ ra một chỗ, thì bỗng thấy Tôn Cửu, một người thợ mộc phục dịch trong nha môn, đồng thời cũng qua sửa chữa bàn ghế cho trường học, Đình Chương cả mừng bèn viết một phong thư dán kín nhờ Tôn Cửu trao cho tỳ nữ Minh Hà, và tặng cho Tôn Cửu bạc.


Tôn Cửu nhận thư rồi chờ hôm sau có dịp đem cho Minh Hà.
Kiều Loan boc thư ra xem thấy nỗi niềm thuơng nhớ của Đình Chương thống thiết.
"Đoan dương nhật viên trung vọng nương tử bất kiến; khẩu chiếm nhất tuyệt phụng ký.
Phối thành thái tuyến tư đồng kết
Khuynh tựu bồ trường nghĩ cộng trâm
Tân cách Tương giang, khan bất kiến
Cầm quỳ không hữu hướng dương tâm"
Tạm dịch:
"Ngày Đoan dương nấp trong vườn để trông thấy nàng không thấy. chợt nghĩ bài thơ tứ tuyệt xin chép gửi đến:
Mong được mối tình nên đẹp nữa
Bồ đào chung chén nghĩa trăm năm
Sông Tương xa cách không nhìn thấy
Suông mãi hoa quỳ hướng nhật tâm"
Kiều Loan xem xong, chưa kịp cất đi vì đang chải đầu. Giữa lúc đó, Tào Di bước đến, thấy tấm hoa tiên để trên bàn, chữ rất đẹp, nhưng không phải là chữ Kiều Loan, bèn cầm lên đọc.
Kiều Loan băn khoăn, nhưng không biết làm sao, đành yên lặng.
Tào Di xem xong, vui vẻ nói với Kiều Loan:
- Nếu đã có tình ý, sao không tính việc mai mối. Đình Chương là con nhà thế phiệt, lại tinh thông chữ nghĩa, rất đáng giao kết hôn nhân.
Sợ Tào Di mỉa mai mình, Kiều Loan dè dặt nói:
- Tuy có thư từ xướng họa, song chỉ là tình văn chương, không có ý gì khác. Nếu có việc gì cháu đâu dám giấu dì?
Tào Di nói:
- Tình văn chương rồi sẽ đi đến nghĩa tâm giao. Huống chi nỗi lòng thương nhớ của Đình Chương dì thấy rất tha thiết. Vậy nếu cháu thấy chàng là một kẻ đáng kết tóc xe tơ, thì nên bảo chàng nhờ mối lái đàng hoàng thế có hay hơn không?
Thấy Tào Di có vẻ thật lòng, Kiều Loan gật đầu đáp:
- Dì nói rất phải.
Chải đầu xong, nàng viết bức thử gửi cho Đình Chương:
Thâm tỏa xuân khuê thập bát niên
Bất dung phong nguyệt đáo liêm tiền
Tú khâm hương noãn quân tri phủ?
Cẩm trướng xuân hàn chỉ ái niên
Sinh phạ đỗ quyên thanh đáo nhĩ
Dạ sậu hồ điệp mộng lai triền
Đa tình quả hữu tương lân ý
Hảo sảnh băng nhân, phiến ngữ truyền.
Tạm dịch:
Mười tám xuân khuê phòng khóa kín
Gió trăng chưa để lọt bên rèm
Khăn thêu hương ấm ai hay được?
Màu gấm xuân xanh lại nỗi niềm
Nhưng ngại chim quyên lời cạnh gối
Lại e cánh bướm rộng triền miên
Đa tình ví quả hương yêu thực
Mối lái đi về đợi có tin
Đình Chương nhận được thơ này, đắn đo mấy ngày, rồi tỏ lời với cha nàng, nhờ Triệu Học Cửu làm môi giới, đến nói chuyện với Vương Thiên hộ bàn việc hôn nhân. Triệu Học Cửu đến phủ đường trình bày, song Vương Thiên hộ có vẻ không được sốt sắng cho lắm.
Thực ra, về tài mạo Đình Chương thì Vương thiên hộ cũng ưa mến, song Kiều Loan là con gái cưng của ông, hơn nữa ông lại nhờ nàng giúp đỡ mọi việc văn thư bút mực trong phủ, nên nhà thiếu nàng không được, do đó Vương Thiên hộ có ý chần chừ lần hồi mãi. Mấy tháng trời trôi qua mà cuộc hôn nhân vẫn chưa được quyết định.



Yêu đương ngày càng nồng nàn bao nhiêu, thì thời gian kéo dài càng làm cho lòng ngừoi nóng nẩy bấy nhiêu, Đình Chương thấy việc cầu hôn có bề dang dở, liền gửi thư cho Kiều Loan.
"Từ ngày thấy dung nhan, hồn phách cuồng dại. Dẫu chét không thay lòng. vợ chồng là việc tiền định, mối lái không quyết còng mong gì được kiếp này. Phòng khuê thăm thẳm như Đường Minh Hoàng lìa cung trăng suông tưởng Hằng Nga. Bến Ngân chơi dạo như chàng ngâu cách trở sông trời mà khổ mong Chức Nữ, nếu cứ kéo dài ngày tháng, thân này đành gởi nơi sông ngòi. Sống cũng có duyên, chết cũng hờn tủi, viết gượng đôi vần, siết mong thấu nỗi:
Chẳng được tin may thỏa tâm tình
Ngàn vàng khôn đổi nét xuân xanh
Buồn ngồi bên cửa ba ly rượu
Sầu ngắm nhành hoa một khúc đàn
Người ở the phòng yên vắng vẻ
Mộng về giấc tỉnh giọng ca ngâm
Đáng thương một bóng trăng chiếu úa
Liệu thấu tình nhau nỗi khổ tâm?
Tùng lặng, bạn nhỏ Đình Chương".
Kiều Loan xem xong, lòng đau khôn tả, bèn viết thư đáp lời:
"Sen mềm in nước, liễu yếu đan rèm, trăng dọi trước thềm buồn ngóng gió đông nghe tiếng cuốc, to mày trên án, đành cam ngày vắng ngó uyên ương, Đang lúc trang đài buồn não bỗng thơ ai tới bên bàn. Mở xem tâm sự, môn hạ bùi ngùi. Tự thương giai nhân mệnh bac để lỡ tài tử đa tình. Mỗi lần nhìn lại, mỗi lần khiến thiếp những đau thương; mấy độ thơ sang, mấy độ làm người thêm cô quạnh. Chớ vượt tường Đông học thói bẻ hoa, hãy trông bắc đẩu, sớm lo vịn quế; Mắt không mối lái, trong có sách tiên; Tự phổ tâm tình vào nét chữ; đường mơ tin tức nói ai sang. Vâng họa lời hay, mong ơn lượng thứ:
Trăng sáng hoa xuân cũng có tình
Ngàn vàng giá trọng kiếp ba sinh
Hàn lang cửa cấm khôn nghìn mặt
Thôi nữ tường đông động tiếng cầm
Tình thắm đã theo mây khói tỏa
Thơ hay giữa động giọng nào ngân
Đời này kết nghĩa anh em vậy
Kiếp khác xin tròn chữ thủy chung".
Đình Chương đọc thơ, lòng đau như cắt. Nhưng khi đọc đến câu "Kiếp này xin kết anh em vậy" lòng bỗng nẩy ra một kế, chàng ta tự nhủ thầm: "Muốn được gần Kiều Loan phải liều".Bây giờ hãy tạm kết nghĩa anh em, sau sẽ liệu. Biết bao người trước là anh em sau đổi ra vợ chồng?".
Vương Phu nhân với Đình Chương cũng cùng một họ Chu, đó là điều mà Đình Chương hy vọng có thể tạo thành mối dây liên kết ấy.
Ý định đã quyết, hôm sau nhân lúc cha rảnh rỗi, Đình Chương bèn thưa:
- Tây nha chật chội và ồn ào, vậy xin cha cho phép con tìm một nơi tĩnh mịch để đọc sách.
Chu Tư giáo nói:
- Ý con muốn tìm chỗ nào?
Đình Chương đáp:
- Cha cùng với Vương phu nhân cùng một họ. hẳn là có bà con. Vậy để cha đến làm thân với người, để con có thể nhờ nơi vườn sau để học hành thì tốt biết bao.
Chu Tư giáo chiều con, nên cho sắm lễ vật qua thăm và nhận họ.
Hai nhà từ đó qua lại với nhau. Đình Chương được coi như con cháu trong nhà.
Vương Thiên hộ tuy liêm chính, song cũng có tính thích bợ đỡ ket trên, và cũng thích người khác kính nể, do đó, Đình Chương hết lời khen và nịnh làm cho Vương Thiên hộ vui lòng.
Vương Thiên hộ mở tiệc gia đình gọi là tiệc "Hội thân". Cả nhà họp mặt đông đủ, vui vẻ, nhưng Đình Chương và Kiều Loan trong lòng vui hơn ai hết. Họ chào nhau bằng những cử chỉ rất kín đáo, nhưng đầy hàm ý.
Hôm sau, Vương Thiên hộ sai quét dọn, trang trí phòng ở hậu viện rất đẹp để cho Đình Chương ở đó đọc sách. Tuy nhiên, ông ta cũng không quên đề phòng. Các cửa thông với nhà trong khóa kín, và còn cấm đàn bà không được dạo chơi ở vườn hoa nữa. Từ khi Đình Chương đến ở, trong ngoài ngăn cách. Dù chỉ cách nhau một bức vách mà cứ như xa vạn dặm; đến cả tỳ nữ Minh Hà cũng không còn cách nào để thông tin được nữa.
Cả hai đều ôm một mối sầu. Kiều Loan quá buồn bã, hình vóc võ vàng, chiều chiều chỉ ngồi trong phòng nhìn ra. Có lúc giọt lệ đêm thâu bên ngọn đèn héo hắt.
Một ngày kia Kiều Loan lâm bệnh.
Cơn bệnh mỗi ngày một nặng. Vương Thiên hộ tìm thầy thuốc thang đêm ngày, nhưng vô hiệu. Cả nhà đều buồn, riêng Tào Di và Minh Hà rõ được ít nhiều, song không dám hé môi.
Còn Đình Chương nếu có muốn hỏi thăm cũng chỉ đến Vương ông nghe qua loa về bệnh trạng của con gái, chứ không được phép vào phòng Kiều Loan.
Một hôm, Đình Chương đang thẫn thờ trong phòng bỗng nghĩ ra một kế - bèn vào thưa với Vương Thiên hộ rằng:
- Trước kia cháu ở Giang Nam, có học qua về nghề thuốc, và có thể chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo. Nếu bệnh tiểu thư không thuyên giảm, cháu xin phép được vào thăm bệnh thử xem.
Vương Thiên hộ nghe nói, nhưng ngờ vực Đình Chương. Các danh y trong vùng đã nhiều lần được mời tới mà còn chưa trị được, huống chi một gã thư sinh. Tuy nhiên, vì thương con nên không từ chối, ông báo tin cho Vương phu nhân, và bảo Minh Hà báo trước cho Kiều Loan biết.
Chiều hôm ấy, Vương Thiên hộ đưa Đình Chương vào phòng con gái.
Mấy tháng trời xa cách, mặt mày Kiều Loan thay đổi rất nhiều, toàn thân gầy rạc. Đình Chương giật mình, bối rối, ngồi xuống bên mép giường, làm ra bộ lấy tay chẩn mạch, nhưng kỳ thực là vuốt ve nàng.
Trước mặt mọi người, Đình Chương không dám nói câu nào, nhưng không lẽ cứ ngồi hoài, đành đứng dậy bước ra. Bốn mắt đăm chiêu nhìn nhau.
Ra đến sảnh, Đình Chương thưa với Vương ông:
- Tiểu thư vì tâm hồn không được thư thả mà thảng bệnh, nên cho ra chỗ có không khí thoáng để thư thái và cho những người hầu theo trò chuyện giải khuây thì sẽ thuyên giảm chứ không cần uống thuốc gì hết.
Vương Thiên hộ tuy không tin, nhưng thấy Đình Chương nói một cách giản dị như thế, cũng muốn làm theo để thử, bèn hỏi:
- Nơi đây chỉ có hoa viên là rộng rãi và thoáng khí hơn cả, vậy có thể cho con ta ra đó được chăng?
Đình Chương làm ra vẻ e ngại, nói:
- Nếu tiểu thư giải buồn ở đó thì cháu lại e không tiện. Vậy cháu xin tạm lui về. Chừng nào tiểu thư khỏi bệnh rồi, cháu sẽ trở lại.
Câu nói làm cho Vương ông tin rằng Đình Chương là một kẻ đứng đắn, vội nói:
- Đã là anh em một nhà, có gì mà ngại?
Ngay ngày hôm sau, Vương ông cho truyền mở cửa phòng phía sau, đem chìa khóa giao cho Tào Di cất giữ, lại cho bà theo Kiều Loan ra vườn hoa để trò chuyện cho vui, nữ tỳ Minh Hà phục dịch tiểu thư một bước không rời.
Kiều Loan chỉ vì uất ức mà sinh bệnh, nay được thong thả, tất nhiên mạnh dần, lại thấy hai người đi theo mình toàn kẻ tâm phúc, thì trong lòng càng khoan khoái sung sướng như con chim bị nhốt trong lồng, bây giờ được tung bay.
Mỗi lần Kiều Loan ra vườn hoa đều đi ngang qua phòng Đình Chương.
Ban đầu còn nhìn trộm nói thầm, nhưng qua một thời gian, hai người đã cùng dạo chơi trong hoa viên như hình với bóng. Thỉnh thoảng Kiều Loan ghé vào phòng Đình Chương mượn cớ uống trà để kề vai sát vế với nhau, mặc dù những lần ấy vẫn có mặt Di Nương và Minh Hà.
Di Nương và Minh Hà thấy vậy cũng làm ngơ. mặc cho Kiều Loan tự ý.
Một chiều, trong lúc hai người đang suồng sã, Đình Chương thừa lúc Di Nương và Minh Hà bỏ ra ngoài, nói nhỏ với Kiều Loan rằng muốn sang phòng hương một lần cho biết...
Tiểu thư mỉm cười nhìn Tào Di ở đằng xa, rồi nói:
- Chìa khóa hiện nay ở tay người ấy, nếu chàng cố gắng cầu khẩn may ra sẽ được. Hôm sau, Đình Chương gói một số vàng bạc nhờ Minh Hà đưa đến cho Tào Di.
Tào Di ngạc nhiên, hỏi Kiều Loan:
- Chẳng hay Chu công tử có ý gì mà nhờ người gởi đến cho ta hậu lễ như vậy?
Kiều Loan với vẻ e thẹn đáp:
- Tuổi trẻ có ý cuồng loạn, mong muốn những chuyện vu vơ, nhờ dì che chở đó.
Tào Di ngỡ ngàng nhưng chẳng biết làm sao, đành phải nói:
- Tâm sự của cả hai ta đã hiểu rõ, dẫu có phượng chạ loan chung ta cũng không bao giờ tiết lộ đâu.
Nói xong, đem chìa khóa giao cho Minh Hà. Kiều Loan mừng rỡ viết bài thơ gửi Đình Chương trong đó có hai câu:
Kim dạ hương khuê xuân bất tỏa
Nguyệt di hoa ảnh ngọc nhân lai
Tạm dịch:
Tối đến phòng xuân không khóa kín
Bóng hoa lồng nguyệt đợi chân hài.
Được thơ, Đình Chương như điên dại, trong lòng rộn lên, suốt cả buổi ngồi đứng không yên.
Đêm ấy, vừng trăng vừa ló trên đỉnh núi, bên thềm mấy cánh hoa lay dộng đang chờ hứng những giọt sương đêm. Đình Chương vội vàng nhẹ gót bước đến hiên Tây.
Từ ngày xem mạch Kiều Loan, Đình Chương đã để ý nhớ lối đi, nên đến là đi thẳng ngay. Khi tới cửa phòng, thấy Minh Hà chờ sẵn ở đó. Minh Hà mặt buồn rầu. Cô này cũng đương độ má hồng nên cũng đương bị cuốn hút trước chàng trai tuấn tú ấy.
Kiều Loan lúc đầu đang đi đi lại lại trong phòng, có ý ngóng chờ. Nhưng lúc Minh Hà dẫn Đình Chương đến, thì nàng bỗng nghiêm nét mặt chào hỏi rất lạnh lùng, rồi sai Minh Hà mời Di Nương đến.
Đình Chương trong lòng rạo rực, bỗng thấy thái độ của Kiều Loan nên ngạc nhiên không hiểu sao cả. mặt muũi xám ngắt ngồi thở dài, bao nhiêu nỗi mừng vui vụt tắt và lại thấy e dè nghi sợ.
Kiều Loan thương hại, mỉm cười nói:
- Thiếp vốn là người đoan chính, chàng cũng không phải là kẻ phàm phu. Sở dĩ cho đến hôm nay chúng ta yêu nhau là do sắc tài trở thành keo sơn gắn bó. Đã yêu chàng, thiếp đâu còn tiếc giữ lấy thân. Song chỉ sợ vườn xuân cánh bướm, biết lòng kia có còn giữ nguyên lời ước. Vậy chúng ta phải cùng nhau đối trước thần minh và thế nguyền thủy chung đầu bạc. Nếu không thế, chúng ta sẽ vì ân ái mà quên nghĩa đá vàng.
Giữa lúc đó, Di Nương bước đến, chào Đình Chương và cảm ơn chàng đã tặng tặng vật hôm nọ.


Đình Chương nhờ Di Nương đứng ra chứng giám lời thề của chàng, nguyện với Kiều Loan trăm năm sắt cầm không hề thay đổi.
Di Nương nói:
- Hai cháu cho ta chứng kiến buổi thề nguyền này thì phải viết lời thề ấy thành bốn bản. Nếu gái phụ trai thì phải bị phạt như thế này, nếu trai phụ gái thì phải phạt như thế kia...Như vậy để tỏ lòng chung thủy. Một bản đốt đi để khấn trời đất quỷ thần làm chứng, một bản lưu lại cho ta làm chứng về sau, còn hai bản thì hai cháu giữ.
Đình Chương không chút e ngại, vội lấy giấy ra viết lời minh ước.
Sau khi Kiều Loan và Đình Chương đã thề nguyền xong, Di Nương đem rượu và hoa quả đến, ba người cùng đối ẩm cho đến canh hai.
Di Nương cáo từ, Đình Chương và Kiều Loan cùng rơi vào cơn say tình ái.
Khi tiếng gà gáy sáng...Kiều Loan thẹn thùng nói với Đình Chương:
- Cuộc đời và thân phận thiếp đã gửi cả cho chàng rồi, nay chỉ mong ở lòng chàng giữ lấy lời thề mà đoái thương đến thân thiếp. Từ nay về sau, nếu có dịp, thiếp sẽ cho Minh Hà đến đón chàng, đừng quá tự do mà sinh tai tiếng không hay.
Đình Chương từ giã. Kiều Loan sai Minh Hà đưa chàng ra cổng. Đôi mặt Minh Hà nhìn Đình Chương cái nhìn kín đáo, khó hiểu.
Ngay hôm ấy, Kiều Loan có gửi Đình Chương hai bài thơ, trong đó có câu:
Cánh hồng ấy mộng yêu đương
Say sưa nghĩ lại gió sương thẹn thùng
Trăng thanh hoa thắm đầu lòng
Mây trôi rời rã thu trong bẽ bàng
Ái ân đằm thắm từ trời xuống
Ao ước muôn vàn được tự do
Nhắn nhủ khách tình qua tối tối
Chớ nên tựa gối ngắm sao Ngâu.
Đọc thơ, Đình Chương họa lại. Cứ hai ba ngày Kiều Loan lại sai Minh Hà mời Đình Chương đến.
Thời gian lặng lẽ trôi, cuộc yêu đương thầm kín cũng êm đềm. Một hôm, Chu Tư giáo nhận được chức huyện lệnh ở Nga Mi, tỉnh Tứ Xuyên. Đình Chương viện lẽ là học hành chưa toại, cần phải nán lại để lo việc sử kinh. Chu Tư giáo vốn chiều con, nên thuận ý. Thế là từ đó Đình Chương càng gần gũi Kiều Loan hơn nữa. Kiều Loan thấy Đình Chương quyến luyến mình như vậy, lại càng thêm khăng khít.
Ít lâu sau, Đình Chương mở xem kỳ báo, thấy có đăng tin cha mình đến Nga Mi nhậm chức chưa được bao lâu, thì vì thủy thổ bất phục nên cáo quan về làng dưỡng bệnh.
Đình Chương trong lòng đau đớn, một đằng tình ái ân ràng buộc, một đằng thì tình phụ tử nặng nề, không biết đi hay ở, suốt ngày buồn bã khôn nguôi.
Khi hiểu được tâm tình, Kiều Loan khuyên Đình Chương nên trở về quê cũ. Nàng nói:
- Tình nghĩa vợ chồng tuy sâu như biển cả, nhưng nghĩa phụ tử lại ví như trời cao! Nay chàng về quê thăm thân đường biết đâu lại chẳng nhân cơ hội ấy mà bàn chuyện nhân duyên của chúng ta. Thành tựu có phải trọn vẹn hiếu tình không?
Lúc đầu Đình Chương vẫn một mực lưu luyến không nỡ dời. Tuy nhiên, ngày hôm sau, Kiều Loan và Di Nương đặt tiệc rượu tiễn buộc Đình Chương phải trở về, Đình Chương đành chào Vương Thiên hộ để cáo biệt.
Vương Thiên hộ cho bày tiệc tiễn đưa.
Tối hôm ấy, tại khuê phòng, Kiều Loan nhắc lại với Đình Chương những lời ước hẹn, và Đình Chương thề thốt nặng lời, thế nào cũng trở lại.
Câu chuyện biệt ly suốt cả canh trường. Khi tiếng gà eo óc, giục kẻ lên đường Kiều Loan nắm tay nói nhỏ với Đình Chương:
- Quê hương chàng thực ở đâu?
Đình Chương hỏi lại:
- Em hỏi làm gì mà kỹ thế?
Kiều Loan bùi ngùi đáp:
- Em hỏi thế nếu chàng về quê có vui với gió trăng mà quên thông tin tức thì em sẽ nhắc chàng nhớ những lời thề ấy.
Đình Chương mỉm cười nói:
- Tổ tiên ta vốn họ Ngô, còn ta họ Chu là họ ngoại, hiện ở tại Ngô Giang bến Diên Lãng. Lòng ta nhớ nhung không lúc nào nguôi. Về quê nhiều lắm là một năm, ít là sáu tháng, thế nào ta cũng cố xin phụ thân ta đến để lo việc cầu hôn. Không bao giờ để người ngọc phải thấp thỏm đợi chờ cho mỏi mòn vóc liễu.
Kiều Loan sụt sùi khóc. Đình Chương ôm nàng vào lòng, rồi hai người dắt nhau ra tận vườn vừa đi vừa đọc mỗi người hai câu thơ hợp lại thành bài thơ liên cú.
Trời vừa tảng sáng, khách tình còn bịn rịn chưa dứt. Ngựa hồng đã trực sẵn trước hiên, chén rượu tiễn của Vương ông đã cạn, thế mà chàng Ngô vẫn đứng chần chừ bên rặng liễu. Kiều Loan thì đứng trước cửa phòng, nhìn theo mãi cho đến khi bóng câu biến dần rồi mất hút sau rặng thông cao, nàng mới chạy vào úp mặt lên gối khóc.
Nữ tỳ Minh Hà cũng ngầu đỏ đôi mắt chạy vào úp mặt lên lưng Kiều Loan mà khóc. Dường như tiếng khóc của Minh Hà còn đau đớn hơn.
Về đến Ngô Giang, Đình Chương thấy tâm hồn mình thanh thản, vì tất cả những kỷ niệm thời thơ ấu đã trở lại.
Chu Tư giáo từ ngày cáo quan về quê cũ, tuổi già sức yếu, lòng mong ngóng sao cho có được đứa cháu để nối dõi tông đường, vì thế đã cùng bạn đồng hương là Ngụy Đồng đính ước hôn nhân, chỉ chờ Đình Chương trở về là làm lễ cưới. Do đó, lúc thấy Đình Chương trở về, Chu ông mừng vô hạn, đem việc lập gia đình nói với Đình Chương.
Ban đầu Đình Chương không thuận, nhưng sau biết rõ con gái họ Ngụy nhan sắc tuyệt trần, lại giàu có, nên Đình Chương đổi ý, quên hẳn lời thề xưa mà nhận lời kết duyên mới.
Hôn lễ cử hành rất lớn, Đình Chương say sưa với Ngụy tiểu thư, đóa hoa trà my còn phong nhụy, thế là không còn nghĩ gì đến cánh hoa xưa.
Một năm trời đằng đẵng trôi qua, với bao nõi nhớ thương da diết. Bỗng một hôm, Minh Hà chạy đến hỏi:
- Thưa tiểu thư, có muốn gửi thư cho Chu Công tử hay không?
Kiều Loan vội vã hỏi:
- Gửi bằng cách nào?
Minh Hà nói:
- Tôn Cửu nói: Có lính công văn đến Lâm An, như thế Lâm An thuộc Hàng Châu tiện đường qua Ngô Giang lắm.
Kiều Loan bảo Minh Hà:
- Nếu vậy em mau mau cho Tôn Cửu biết, đừng cho người lính công văn về vội.
Nói xong, Kiều Loan viết gấp một phong thư trong đó có mười bài thơ liên hoàn bát cú.
Dưới đây là một trong mười bài thơ ấy:
Đoạn dương nhất biệt miễn vô âm
Lưỡng địa tương khan đối nguyệt minh
Tam vị thung huyên từ hổ vệ
Mạc nhân hoa tửu luyến ngô thành
Du tiên môn nội chiêm ly hợp
Bái nguyệt đình tiền vấn tử sinh
Thử khứ nguyện quân tâm tự tỉnh
Đồng lai dữ thiếp cộng điều canh
Tạm dịch:
Đoan dương một biệt bặt âm thanh
Hai ngả chung soi ánh nguyệt rành
Cha mẹ tạm thăm rồi trở lại
Rượu hoa đắm đuối mãi sao đành
Du tiên của ấy xem tan hợp
Trước đình ngắm nguyệt hỏi tử sinh
Tâm sự những mong chàng tỉnh lại
Lại về cùng thiếp nồi duyên lành
Viết xong, Kiều Loan lấy hai nén bạc tặng cho người lính trạm và căn dặn đưa đến tận tay người nhận.
Thư gửi đến bảy tháng trời vẫn biệt vô âm tín. Thu qua, đông lại, hoa mai đua nở đầy vườn, ong bướm nhởn nhơ trước giậu, oanh vàng sánh đôi líu lo, cảnh vật ấy như reo vào lòng người nhớ nhung một nỗi buồn day dứt.
Tôn Cửu thấy Kiều Loan buồn quá, biết tin có một người lái buôn sắp qua Tô Châu đòi nợ, bèn vội vàng chạy sang báo cho Kiều Loan biết. Kiều Loan mừng rỡ, vội viết một bức thư đầy những lời lẽ thống thiết thảm sầu.
Viết xong, Kiều Loan lại đưa cho Tôn Cửu nhờ người lái buôn đưa đến Ngô Giang hộ.
Lái buôn họ Trương, tuy là người xa lạ, nhưng rất tận tình. Khi đến Tô Châu đòi nợ xong,chàng thân hành mang thư đến Ngô Giang tìm Đình Chương.
Lúc người lái buôn đang vẩn vơ trên cầu Diên Lãng hỏi thăm đường thì bỗng gặp Đình Chương.
Nghe giọng nói người Hà Nam lại hỏi thăm đường đến Nam Ma, Đình Chương đoán chắc có thư Kiều Loan gửi đến. Không muốn cho người kia đến nhà thấy mình có vợ, Đình Chương vội tự xưng tên họ rồi mời họ Trương đến quán rượu.
Họ Trương gặp Đình Chương vội giao thư và hỏi:
- Đường xá xa xôi, công tử muốn phúc đáp thì để tôi mang về cho tiện.
Đình Chương cực chẳng đã, đành mượn giấy bút viết vài hàng nói dối cha già mang bệnh nặng nên phải túc trực bên giường lo việc thuốc men nên trễ hẹn, và khuyên Kiều Loan đừng trông đợi mà hao mòn vóc ngọc. Lúc nào cha già khỏi bệnh sẽ đến ngay. Họ Trương nhận thư trở về giao lại cho Tôn Cửu.
Tôn Cửu mang lại trình Kiều Loan. Tuy trong thư rất vắn tắt, lại không định kỳ trở lại, Kiều Loan cũng bớt được một phần nào nỗi mong ngóng chờ trông. Nàng vẫn hy vọng, tìm cách để tự an ủi.
Bốn năm trời đằng đẵng trôi qua, Kiều Loan càng hy vọng để rồi càng thất vọng.
Kiều Phượng, em ruột Kiều Loan lại sinh thêm một con nhỏ nữa. Cả nhà đều vui mừng, Kiều Loan càng thêm tủi sầu, nàng thầm trách duyên phận dở dang. Từ đấy mất ăn mất ngủ, nàng chỉ biết khóc mỗi khi nghĩ đến số phận.
Vương ông thấy vậy, muốn kén cho nàng một người chồng, nhưng nàng nhất định không chịu và nguyện sau khi Vương ông qua đời nàng sẽ gửi tấm thân vào chốn chùa chiền cho trọn kiếp hồng nhan bạc mệnh.
Tào Di thấy vậy khuyên nhủ:
- Chu công tử chắc không trở lại đây, nay cháu cũng đã lớn tuổi rồi, tốt nhất là nên tính chuyện chung thân, đừng quá câu nệ lời hẹn ước mà lỡ một đời.
Kiều Loan thưa:
- Đời cháu chỉ một lần thề nguyền, nếu chẳng may Đình Chương phụ cháu thì cháu cam chịu chứ cháu nhất định không nỡ phụ ai.
Giữa lúc đó, bên ngoài có tin đồn rằng Đình Chương đã lấy vợ giàu.
Kiều Loan nửa tin nửa ngờ nói với Di Nương:
- Cháu nghe đồn rằng Chu công tử đã tham giàu lấy vợ. Vả lại đã bốn năm trời biền biệt, sự bạc tình đã rõ ràng, nhưng chẳng biết tin kia có thực hay không?
Di Nương nói:
- Nếu cháu muốn rõ thực hư, nên nhờ Tôn Cửu đến gặp Chu công tử xem sự thật thế nào?
Kiều Loan cho là phải, vội vàng viết phong thư nhờ Tôn Cửu đưa đến Ngô Giang.
Trong bức thư ấy, Kiều Loan viết một bài trường ca rất thống thiết:
Ức tích thanh minh giai tiết thì
Giữ quân giải cấu thành tương tri
Trào phong lộng nguyệt nhậm lai vãng
Bất động vân tình vô hạn ty
Hầu môn duệ đoạn thiên kim tác
Hoà thủ, ai kiên du hoạ các
Hảo bả thanh ty kết tử sinh
Minh sơn thệ hải tình bất bạc
Bạch vân phiêu diểu, thảo thanh thanh
Tài tử tư thân, dục biệt tình
Đốn giác đào tư vô xuân sắc
Sầu thính truyền thư nhạn kỷ thanh
Quân hành tuy bất bài loan ngự
Thắng tự chính nam phụ huynh khứ
Bi bi thiết thiết đoạn trường thanh
Chấp thủ, khiên y lý tiền thệ
Dữ quân thành tựu loan hoàng hữu
Thiết mạc Tô đài luyến hoa liễu
Tự quân chi khứ, thiếp toàn mi
Chi phấn lãn điều, phát hoà chửu
Nhân duyên lưỡng địa tư tương trọng
Tuyết nguyệt phong hoa dữ quân cộng
Khả lân phu phụ chính đương niên
Không sử mai hoa, hồ điệp mộng
Lãng phong, đối nguyệt vô hoan hảo
Thê lương chẩm thuợng hồn điên đảo
Nhất dạ hốt mộng dữ thú thân
Lai triêu bất giác sầu nhan lão
Minh ngôn nguyên tác thân lôi điện
Cửu Thiên Huyền Nữ tương truyền biến
Chỉ quy cố lý vị quy truyền
Hà cố âm dung nan đắc kiến?
Tài lan ý giả, phục ý chân?
Tài tri dịch sử trần đan tâm
Khả lân tam thất tu hoa mạo
Tịch mịch hương khuê tứ bất câm
Tạm dịch:
Nhớ trước thanh minh tròi đẹp tiết
Cùng chàng gặp gỡ nên tương tri
Đùa trăng cợt gió thoả qua lại
Tơ tình ân ái chẳng ngăn gì
Mở rộng cửa hầu ngàn vạn chuốc
Dắt tay kề vai chơi lầu các
Tóc tơ sợi nối kết tử sinh
Chỉ non hẹn biển không phụ bạc
Phau phau mây trắng cỏ xanh xanh
Tài tử mong quê tạm biệt tình
Chợt thấy má đào dần phai nhạt
Buồn nghe tin nhạn nổi lênh đênh
Chàng đi tuy chẳng bày xe ngựa
Cũng hơn chinh nam chuyện thời nọ
Đau lòng dứt ruột nỗi chia ly
Nắm áo cầm tay nhắc thề cũ
Cùng chàng loan hoàng nguyện kết đôi
Những mong hoa liễu không dời đổi
Xa chàng mắt lệ với mi sầu
Son phấn biếng tô, tóc bối rối
Duyên lành hai chốn đều trân trọng
Trăng hoa tuyết gió khôn lay động
Đáng thương ân ái vợ chồng xưa
Bỗng thấy hoa mơ cánh buớm mộng
Nhìn trăng, gió buốt bao sầu não
Trên gối lạnh lùng hồn điên đảo
Một tối chợt mơ chàng phụ nguyền
Sáng ra mặt mày như bà lão
Thề nguyền còn ran như sấm chuyển
Những mong tri phật truyền lời nguyền
Mà sao một đi rồi nuốt hẹn
Trồng lan thực giả ý khôn hay
Lòng dạ ai ngờ chóng đổi thay
Chỉ thương ba bảy thì xuân lỡ
Quạnh quẽ phòng khuê nỗi chẳng khuây.
Kiều Loan viết thơ xong, trao cho Di Nương bảo Tôn Cửu đem đi.

Di Nương còn viết thêm một phong thư kể rõ mối tình chung thủy của cháu gái mình kèm theo nữa.
Tôn Cửu mang thư đi gấp mấy ngày liền mới đến được cầu Diên Lăng, tìm gặp cho được Đình Chương mới giao thơ. Đình Chương thấy Tôn Cửu bỗng ngượng và thẹn, mặt đỏ như gấc, chẳng hỏi thăm một lời, chỉ lấy thư bỏ vào túi rồi đi thẳng. Một lúc sau có người đầy tớ đến nói:
- Chu công tử lấy con gái quan Ngụy Đồng đã mấy năm rồi. Vì Nam Dương cách trở, đường xá xa xôi khó mà tin tức cho biết, nay công tử trả lại chiếc khăn và tờ hôn thư để tiểu thư tự định liệu lấy thân phận. Cuộc ân ái thầm lén khi xưa coi như chấm dứt. Công tử có ý muốn mời bác ở lại nhà chơi, song sợ Chu ông biết được thì lại lôi thôi. Vậy nên tặng bác năm lượng bạc để làm lộ phí. Lần sau đừng nhọc lòng đến nữa vô ích.
Tôn Cửu nghe xong giận tái mặt, cầm năm lượng bạc trả lại tiểu đồng, rồi vừa đi vừa chửi rủa kẻ bạc tình.
Những người xung quanh nghe tiếng đều chạy đến hỏi duyên cớ, Tôn Cửu bèn bày tỏ hết đầu đuôi câu chuyện Đình Chương phụ bạc và tâm tình chung thủy của Kiều Loan.
Tôn Cửu đi dọc đường vẫn kể tiếp cho nhiều người biết. Chẳng bao lâu chuyện bội tình của Đình Chương lan ra khắp nơi. Mọi người đều vô cùng khinh bỉ.
Về đến Nam Dương, Tôn Cửu trông thấy Minh Hà đứng trước cửa phủ, chàng ta nhìn Minh Hà rồi khóc nức nở không nói nửa lời.
Minh Hà chẳng hiểu vì lẽ gì, buồn cười hỏi đùa:
- Sao? Anh bị ai đánh, hay Chu lang chết rồi mà anh nghẹn ngào không nói ra lời thế?
Hồi lâu mới nói được, Tôn Cửu kể lại nỗi bạc tình của Chu lang.
Minh Hà buồn rầu nói:
- Vậy thì anh vào ngay kể cho tiểu thư rõ.
Tôn Cửu nói:
- Tôi không vào đâu, trông thấy tiểu thư đau lòng tôi không chịu nổi.
Minh Hà nói:
- Nhưng tôi làm sao kể lại được dáng điệu và sự bạc tình của Chu lang?
Sau đó, Minh Hà cầm chiếc khăn lụa, và mấy bức thư của Đình Chương trả lại cho Kiều Loan, đồng thời thuật lại mọi lời nói của Tôn Cửu.
Thấy chiếc khăn và bức hôn thư, Kiều Loan không còn ngờ vực gì nữa, nàng kêu lên một tiếng thất thanh rồi ngất lịm.


Di Nương nghe tiếng chạy đến, thất kinh vội lấy thuốc đổ cho Kiều Loan, và cấm thị tì không được làm huyên náo, sợ Vương ông biết được sinh chuyện lôi thôi.


Khi Kiều Loan tỉnh lại, Di Nương tìm hết lời lẽ khuyên giải nhưng Kiều Loan không nghe, nàng nhất định dùng chiếc khăn kia thắt cổ tự vẫn mà thôi.


Trước khi chết nàng hạ bút viết ba mươi bài thơ tuyệt mệnh và một bài "Trường hận ca".
Sau đây là một trong ba mươi tuyệt mệnh ấy và bài "Trường hận ca"


Ý song mặc mặc tứ trùng trùng
Tự thán song song nhất tiếu chung
Tình hận du ty khiện nộn lực
Hận tùy lưu thủy trục tàn hồng
Đường thời chỉ đạo xuân đồng trú
Kim nhật phương tri sắc thị không
Hồi thủ bàng lan tình thiết xứ
Nhân sầu vạn chủng oán đông phong.
Tạm dịch:
Bên song tẻ ngắt tứ muôn trùng
Cười ngẫm phen nào sát bóng chung
Tình cuốn tơ bay xơ xác biếc
Hân theo nước chảy nổi lênh hồng
Ngày xưa chỉ nói nguyền không đổi
Nay mới hay rằng sắc hóa không
Quay ngó nơi thề hiên cũ nọ
Trăm ngàn sầu thảm oán làn đông.
Trường hận ca
Trường hận ca vị thùy tác?
Thoại đáo tương tư tình tiện ác
Triêu tư, mộ tưởng vô tận kỳ
Tái bả loan tiên tố tình bạc
Thiếp gia nguyên tại Lâm Hà lộ
Hậu nhân thân lão thất quân cơ
Giáng điều Nam Dương Vệ Thiên hộ
Thâm khuê dưỡng dục Kiều Loan thân
Bất tằng cửu bộ ly trung đình
Khởi tri nhị cửu tai tinh đáo
Hốt tùy nữ bạn đạp thanh hành
Thu thiên hý xúc phương tài bãi
Hốt kinh tường dốc sinh nhân thoại
Ham tu quy khứ hương phòng nội
Thương hoàng tầm nịch hương la phạ
La phạ thùy tri nhập quân phù
Đắc nông quân tặng hương la thi
Não thiếp tư quân yêm bệnh cửu
Cảm quân bái mẫu kết muội huynh
Lai từ, khứ tiên nhiêu ân tình
Chỉ phạ ân tình thành cẩu hợp
Lưỡng tằng kết phát đồng sơn minh
Sơn minh hải thệ hoàn bất tín
Hựu thác Tào Di vi mối chứng
Hôn từ tả định cáo thương khung
Thủy kết vu phi tại thiên mệnh
Tình giao nhị tải cam như mật
Tài tử tư thân hốt thành tật
Thiếp tâm bất nhẫn quân tâm sầu
Phản khuyến lang quân quy cố tịch
Đinh ninh thử khứ Cô Tô thành
Hoa nhai mạc thính dương xuân oanh
Nhất đổ thân nhan tiện hồi thủ
Hương khuê khả lân thân cô linh
Chúc phó ân cần biệt tài tử
Khí cựu, lân tận nhiệm tùng nhĩ
Na tri nhất khứ cánh vong hoàn
Chung nhật tư quân bất như tử
Hữu nhân lai thuyết quân trùng hôn
Kỷ phiên dục tín nhưng vô bằng
Hậu nhân Tôn Cửu khứ phục phản
Phương tri kháng lệ giai văn quân
Thử tình hậu sát bạc tình giả
Thiên lý nhân duyên nan cát xả
Chí đại ân tình đó phụ chi
Đắc ý phong lưu tại hà địa?
Mạc luận thiếp sầu trường dữ đoản.
Vô xứ hương nang thi bất mãn
Kê tàn cẩm trát ngũ thiên trương
Tả ủy tiên hoa tam bách giản
Ngọc khuê nhân sấu kiều vô lực
Giai kỳ phản tác trường tương ức
Uổng tương bát tự suy Tử bình
Không bả tam sinh bốc Chu dịch
Tòng đầu nhất nhất tư lương khởi
Vãng nhật giao tình bất khuy nhữ
Ký thiên ân ái như phù vân
Hà tất đương sơ mạc tương dữ
Oanh oanh yến yến giai thành đối
Hà độc thiên sinh ngã vô phối
Kiểu Phượng muội tử thiểu nhị niên
Thích thiêm hài nhi dĩ tam tải
Tự tâm khinh khí thiên kim thu
Y hoan ngã độc tâm cô bi
Tiển niên thệ nguyện hà kim tại?
Cử đầu tam xích hữu kinh đê
Quân thú Giang Nam thiếp Giang Bắc
Thiên lý quan sơn viễn tương cách
Nhược năng lưỡng súy hốt nhiên sinh
Phi tướng Ngô Giang cận quân trắc
Sơ giao nhĩ ngã thiên địa trí
Kim lai vô số nhân dương phi
Hầu môn thâm tỏa thiên kim sắc
Thiên giao nhất tiếu tao quân cơ
Hậu quân đoản hạnh quy âm phủ
Tỷ như hoàng thiên bất sinh ngã
Tong kim thư đệ cố nhân thu
Bất vọng hồi âm đáo trung sở
Khả lân thiết giáp tướng quân gia
Ngọc khuê dưỡng nữ kiều như hoa
Chỉ nhân phản thức cầm thư vị
Phong lưu bất cửu quy hoàng sa
Bạch la trượng nhị huyền cao lương
Phiên nhiên nhãn để hồn mang mang
Báo đạo nhất thanh Kiều Loan ải
Mẫn thành tiếu sát Lâm An Vương
Thiếp thân tự quý phi lương nữ
Thiên bả khuê tình tiện khinh hứa
Tương tư trái noãn đáo cửu tuyền
Cửu tuyền chi hạ bất nhiên nhữ
Đương thời sủng thiếp như thậm dạng
Kim ngã oán nhị tự hải thâm
Tri tự thiếp ý giai nhân ý
Thùy tưởng quân tâm tự thú tâm
Tái đương nhất bức la vân tiêu
Ân cần viễn ký Diên Lãng kiều
Tự thán hưng vong giai thử vật
Sát nhân khả thứ tình nan nhiêu
Phản phúc đinh ninh chỉ như thử
Tích nhật nhân sầu kim nhật chỉ
Quân kim khẳng niệm cựu phong lưu
Báo khán Kiều Loan thư nhất chỉ!
Tạm dịch:
Bài ca Trường hận vì ai viết
Nói đến tương tư lòng đau xót
Sáng mong chiều nhớ không hạn kỳ
Lại xem thơ xưa ngán tình bạc
Nhà thiếp vốn ở đất Lâm An
Phụ thân khi xưa lỡ việc quân
Bị giáng Nam Dương làm Thiên hộ
Phòng khuê phận thiếp được nuôi chăm
Chưa từng ra khỏi chốn gia đình
Nào ngở mười tám vận không lành
Một hôm đẹp trời cùng bầu bạn
Vui xuân đi trẩy hội thanh minh
Cuộc chơi đu dây vừa xem xong
Chợt đâu ngoài tường tiếng người lạ
Ngại e trở gót quay về phòng
Vội vã đánh rơi vuông khăn lụa
Nào ngờ khăn lụa vào tay chàng
Lại ơn đọc thơ ái mấy hàng
Nhưng tường giấy tờ trao đổi hão
Ai ngờ tương tư bệnh vấn vương
Ơn chàng nhận họ kêt anh em
Thư đi từ lại đằm thắm thêm
Vì sợ mối tình không đứng đắn
Chỉ non thề biển chung lời nguyền
Nhưng e thề nguyền khó giữ bền
Lại nhờ dì Tào người chứng kiến
Hôn thư đốt tấu cùng đất trời
Giao kết vợ chồng theo thiên mệnh
Hai năm tình nghĩa ngọt như mật
Tài tử nhớ cha bỗng bệnh tật
Lòng thiếp không nỡ lòng chàng buồn
Khuyên chàng về làng sớm gặp mặt
Đinh ninh một biệt Cô Tô thành
Dọc đường không vương lời yến oanh
Khi gặp cha già sẽ thưa chuyện
Sao cho cưới xin nên gia đình
Ân cần cùng chàng khi từ giã
Bỏ cũ thương mới do chàng cả
Nào ngờ một đi không trở về
Suốt ngày mong chàng lòng buồn bã
Có người nói chàng đã cưới vợ
Mấy phen định tin nhưng vẫn nghi
Đến khi Tôn Cửu tới tận nơi
Mới hay phụ bạc tình quá rõ
Bạc tình càng nghĩ lại càng đau
Ngàn dặm nhân duyên nỡ phụ nhau
Ân tình như núi đều rũ bỏ
Nhởn nhơ phè phỡn ở nơi đâu
Thiếp sầu dài ngắn hỏi ai hay
Túi thơm thơ từ còn chất đầy
Năm ngàn trang chữ còn nguyên vẹn
Ba trăm tờ hoa đều giữ đây
Phòng khuê tấm thân ngày một rạc
Trông đợi ngày vui dài dằng dặc
Có phen tám chứ xem Tử Bình
Có phen ba sinh bói Chu dịch
Thoạt đầu hẹn hò đủ mọi thứ
Thuở ấy giao tình rất gắn bó
Vì cho ân ái như mây bay
Việc gì van nài nhau lúc đó
Oanh oanh én én đều thành đôi
Sao thiếp cô đơn trời hỡi trời
Em gái Kiều Phượng kém hai tuổi
Cũng thêm đứa con ba năm rồi
Lòng ai rẻ rúng thân ngàn vàng
Ai vui, riêng ta oán hận mang
Thề nguyền năm xưa nay vứt bỏ
Mà giờ sớm tối chỉ sầu than
Chàng ở Giang Nam thiếp Giang Bắc
Ngàn dặm quan san bao xa cách
Ước mơ mọc ra đôi cánh bay
Bay tới Ngô Giang cạnh chàng được
Tình duyên đôi ta trời đất hay
Bây giờ cách biệt bao đắng cay
Tấm thân ngàn vàng cửa khóa kín
Làm sao gặp gỡ được chàng đây?
Giận chàng bạc bẽo về âm phủ
Ví như trên đời thiếp không có
Từ nay thư từ người cũ lưu
Chẳng mong tin tức về chi nữa
Đáng thương lừng lẫy dinh quan tướng
Gái yêu nhan sắc tươi như hoa
Chỉ vì đàn thơ đều hiểu biết
Phong lưu như vậy giờ hóa ma
Phút chốc nhắm mắt hồn mênh mang
Tin đồn Kiều Loan thắt cổ chết
Khắp thành cười mỉa Vương Lâm An.
Thân thiếp tự thẹn không vẹn giá
Vội đem tấm trinh trao lầm chỗ
Tương tư nợ ấy theo suối vàng
Chín suối bắt người phải đền nợ
Ngày xưa sao mà thương quý nhau
Ngày nay ta căm hờn biển sâu
Lòng thiếp vẫn là lòng dạ người
Lòng chàng dạ thú ai ngờ đâu?
Bây giờ nỗi niềm viết hết ra
Quyết tâm gửi tới Diên Lãng xa
Nói rõ hợp tan do một kẻ
Giết người tha được, tình khó tha.
Nhắc đi nhắc lại đều như thế
Ngày trước còn buồn nay hết nhẽ
Chàng còn nhớ được chút tình xưa
Lá thư Kiều Loan đọc cho kỹ!


Viết xong, nàng định nhờ Tôn Cửu đưa đến Diên Lãng, nhưng Tôn Cửu nhất định từ chối, thề không bao giờ còn ngó mặt tên phản phúc ấy nữa.


Kiều Loan không biết làm thế nào, bèn nghĩ ra một kế, gom tất cả các thư từ xướng họa với Đình Chương. thêm vào đó những dòng chữ thề nguyền và thiên Trường hận đóng vào một tập, cho vào bao công văn gửi đến vệ quân Ngô Giang nhờ bắt một tên quân tại đào. Trên phong thư đề "Nam Dương vệ chưởng ấn Vương Thiên hộ kính gửi chức lệ Tô Châu phủ, Ngô Giang huyện, huyện lệnh đại nhân".


Sau đó, Kiều Loan sai người mang công văn ra đi.


Vương ông từ khi mang bệnh, giao cho Kiều Loan lo việc thư trát. Ông tin rằng nàng luôn thận trọng không bao giờ đến nỗi làm bừa.
Chiều hôm ấy, Kiều Loan tắm gội sạch sẽ, trang điểm chỉnh tề, rồi sai Minh Hà ra bếp đun nước. Khi Minh Hà đi rồi, nàng sụt sùi lạy trên hương án mấy lạy gọi là đền đáp ơn nghĩa cù lao, rồi dùng chiếc khăn the thắt cổ chết.


Lúc Minh Hà đun nước xong, bước vào thấy cửa phòng đóng không dám gọi. Đợi mãi cũng không thấy trả lời, liền đi báo với Di Nương.
Di Nương chạy đến thất kinh hô hoán lên, mọi người phá cửa phòng vào xem, thì thấy Kiều Loan đã hóa người thiên cổ rồi.


Cách đó mấy hôm, quan huyện Ngô Giang nhân được "công văn", ở ra xem thì thấy toàn thơ từ xướng họa của một đời tình phản phúc, cho là một việc ly kỳ xưa nay hiếm có.


Lại gặp lúc có người cùng phủ là Triệu Thôi Quan theo Đồ sát viện Phàm Công đi tuần án ở Ngô Giang. Huyện lệnh liền đem cả thư từ ấy cho Triệu Thôi Quan xem. Triệu Thôi Quan xem xong rất xúc động và đem trình với Phàm Công.


Phàm Công đọc tất cả thơ từ và thiên Trường hận, lòng tấm tắc ngợi khen tài năng của Kiều Loan và trách Đình Chương là một tên bạc tình, bèn cho người đi bắt Đình Chương đến.
Đình Chương ban đầu còn chối tội. Sau thấy tất cả các tập thơ của Kiều Loan gửi đến, đành thú nhận mọi việc.


Phàm Công ra lệnh đánh Đình Chương năm mươi trượng và truyền hạ ngục, rồi chuyển công văn đến Nam Dương hỏi xem Kiều Loan hiện nay ra sao?


Cách mấy hôm sau, tin Kiều Loan tự vẫn đã đến, Phàm Công truyền dẫn Đình Chương vào án viện xét hỏi, và đập bàn mắng rằng:
- Đồ bất nghĩa, ngươi đã phá trinh tiết của người con gái rồi phụ bạc để người ta phải chết, thế mà trong hôn thư mi còn dám thề là: "Trai mà phụ gái thì muôn mũi tên bắn chết". Ở đây chỉ tiếc rằng ta không có mũi tên nào để bắn mi làm gương cho những kẻ bạc tình.


Nói xong Phàm Công gọt lệ, sai mỗi kẻ cầm một cây gậy ba thước, đánh cho Đình Chương đến thịt nát xương tan.


Hết 20 Nữ nhân Trung Quốc - 9 - Kiều Loan và Trường hận ca thứ hai. . Mời bạn xem tiếp : 20 Nữ nhân Trung Quốc - 10 - Ly Cơ .

Trang Chủ
1
01
© xinh9x.wapsite.me